Bạn biết gì về vải thun mè? 2+ cách phân biệt vải thun mè

Nguyễn Văn Hoan
27/08/2021
628 lượt xem
5/5 - (1 bình chọn)

Một trong những loại vải chiếm được cảm tình của công đảo người sử dụng chính và vải thun mè. Dễ thấy nhất chính là đồng phục của những bác tài xế lái xe ôm công nghệ như Grab, Gojek,… Và những chiếc áo thun đồng phục của nhiều công ty thuộc lĩnh vực khác nhau. Có thể nói, vải thun mè là một loại vải sở hữu nhiều ưu điểm và được rất nhiều người tin dùng. Mặc dù vậy, nhưng để nói hiểu rõ về loại vải này thì lại không có mấy người. Vậy nên trong bài viết này hãy cùng May đồng phục 24h tìm hiểu về vải thun mè bạn nhé!

Bạn biết gì về loại vải này?

Bạn biết gì về loại vải này?

Vải thun mè là loại vải như thế nào?

Trước hết, để đi sâu vào tìm hiểu chất liệu này thì chúng ta cần phải biết được nó là gì đã nhé! Dưới đây là đáp án dành cho bạn

Vải thun mè là loại vải như thế nào?

Vải thun mè là loại vải như thế nào?

Chất liệu vải thun mè hay được biết đến với cái tên tiếng Anh là Bird’s Eye Pique Fabric. Đây là chất vải nhìn qua dễ thấy là có sự khác biệt hơn nhiều so với những loại vải thông thường khác. Nhất là bề mặt vải, trên mặt vải xuất hiện rất nhiều những lỗ nhỏ li ti tựa như hạt mè, chính vì vậy chúng được gọi là vải thun mè. Chính nhờ đặc điểm này mà vải có thêm nhiều sự co giãn và độ thoáng mát tăng cao

Nói về tính chất vật lý của vải: bề mặt mình vải thun mè mềm mại, xốp mịn với rất nhiều lỗ nhỏ li ti như những hạt mè. Đặc biệt cho dù có vò mạnh thì vải cũng hạn chế được nếp nhăn và form áo vẫn được giữ rất tốt. Tuy nhiên, những loại vải này thường không thấm nước. Chính vì vậy khả năng thấm mồ hôi không được đánh giá cao

Nói về tính chất hóa học: khi đốt vải có thể thấy vải cháy rất chậm. Mùi cháy bốc lên khét như nhựa cháy, tro sẽ vón cục và không tan khi bóp. Vải cháy kém nên khi để nguồn lửa ra xa ngọn lửa trên vải sẽ bị tắt ngay. Bên cạnh đó, vải cũng không tan trong nước và dễ bị biến dạng với nhiệt độ cao

Thành phần của vải thun mè gồm có những gì?

Mặc dù được sử dụng nhiều nhưng ít ai có thể xác định chính xác được thành phần của vải mè. Chúng có thành phần chính được dệt từ những sợi polyester nhân tạo có nguồn gốc từ than đá và dầu mỏ. Có thể kết hợp thêm cotton hoặc không. Bên cạnh đó cũng có thể bổ sung thêm 3-5% sợi spandex để làm tăng khả năng co giãn của vải

Thành phần của vải thun mè gồm có những gì?

Thành phần của vải thun mè gồm có những gì?

Hiện nay trên thị trường gồm có những loại vải thun mè nào?

Chính vì nhu cầu của người tiêu dùng ngày một tăng cao. Việc tìm kiếm một chất liệu theo từng sở thích và nhu cầu riêng hiện nay rất phổ biến. Do đó, để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng làng vải phải không ngừng cập nhật thêm nhiều loại vải khác nhau. Và vải mè cũng không ngoại lệ, hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại vải mè khác nhau. Để phân biệt chúng có thể dựa vào kiểu dệt hoặc độ co giãn trên bề mặt vải

Phân biệt vải thun mè dựa vào kiểu dệt

Phân biệt vải mè dựa vào kiểu dệt là một cách khá phổ biến và dễ nhìn thấy bằng mắt thường. Dù vải vẫn còn những đặc điểm nhận dạng cơ bản về những hạt mè li ti trên mặt vải. Nhưng kiểu dệt đã làm vải khác nhau về vẻ ngoài. Chúng rất đa dạng, phổ biến có thể kể đến như:

  • Vải mè nhí
  • Vải mè caro
  • Vải mè bóng
  • Vải mè chéo
  • Vải mè mưa

Phân biệt vải thun mè dựa vào độ co giãn

Nếu dựa vào đặc tính co giãn của bề mặt để phân loại vải mè thì có thể chia thành hai loại: vải thun mè co giãn 2 chiều và vải thun mè co giãn 4 chiều

Đối với loại vải thun mè co giãn 4 chiều: Đối với loại 4 chiều, mình vải có thể căng theo 4 hướng khác nhau. Tức là kéo theo chiều dọc hoặc chiều ngang đều được. Do đó độ co giãn được đánh giá rất cao, mặc vào thoải mái, linh động. Là loại được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, giá thành vải khá cao và dễ nhão hoặc chảy xệ sau quá trình sử dụng. Vì vậy cần phải có cách bảo quản phù hợp

Đối với loại vải thun mè co giãn 2 chiều: So với vải 4 chiều thì loại này lại kém được ưa chuộng hơn. Bởi, loại 2 chiều chỉ có thể co giãn theo chiều ngang hoặc dọc nhất định. Khi mặc không mang lại được sự thoải mái cao nên kém được ưa chuộng hơn loại 4 chiều là điều dễ hiểu. Song, bù lại vải sẽ giữ được form dáng, giá rẻ hơn và không bị nhão hoặc chảy xệ sau quá trình sử dụng

Vải thun mè có những ưu điểm và nhược điểm gì?

Không phải tự nhiên mà vải thun mè được đông đảo người tiêu dùng yêu thích. Điều đó là nhờ vải mang đến hàng loạt những đặc tính ưu việt mà khó có loại vải nào thay thế được. Cụ thể là gì hãy đọc ngay bên dưới

Vải thun mè có những ưu điểm và nhược điểm gì?

Vải thun mè có những ưu điểm và nhược điểm gì?

Những ưu điểm mà vải thun mè mang lại khi sử dụng

  • Vải có độ bền cao, vẫn giữ được form dáng sau quá trình sử dụng nếu có cách bảo quản đúng
  • Mình vải thông thoáng nhờ những lỗ nhỏ li ti trên bề mặt.
  • Chất liệu nhanh khô, do đó thường được dùng để may quần áo thể thao
  • Vải có khả năng khử mùi tốt, nhất là mùi mồ hôi
  • Vải hầu như không nhăn trong quá trình sử dụng

Những nhược điểm còn tồn tại của vải thun mè

Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm thế nhưng vải vẫn còn mắc phải một số nhược điểm nhất định

  • Vải dễ gây bí nóng bởi thành phần cotton hầu như thấp hoặc không có
  • Độ co giãn không quá cao
  • Vải kém bền, dễ co nhăn nhúm khi tiếp xúc với nhiệt cao

Có những cách nào để phân biệt vải thun mè?

Để phân biệt đâu là vải thun mè, dưới đây là một vài đề xuất dành cho bạn

Có những cách nào để phân biệt vải thun mè?

Có những cách nào để phân biệt vải thun mè?

Phân biệt vải thun mè thông qua cảm giác khi chạm vào và nhìn bằng mắt thường: đây là cách khá phổ biến. Bởi vải thun mè có đặc điểm nhận dạng khá nổi bật đó là hai mặt vải hoàn toàn khác nhau. Bề mặt vải xuất hiện rất nhiều lỗ nhỏ li ti như hạt mè. Mình vải trơn bóng, sáng mịn, không có lông vải. Khi vò mạnh vải hầu như không bị nhăn. Hoặc nếu có nhăn thì chỉ nhăn rất ít sau đó trở lại hình dáng ban đầu phụ thuộc vào tỷ lệ cotton có trong vải.

Phân biệt vải thun mè thông qua nhiệt độ: Như đã đề cập ở tính chất hóa học. Khi đốt vải có thể thấy vải cháy rất chậm. Mùi cháy bốc lên khét như nhựa cháy, tro sẽ vón cục và không tan khi bóp. Vải cháy kém nên khi để nguồn lửa ra xa ngọn lửa trên vải sẽ bị tắt ngay

Phân biệt vải thun mè thông qua độ thấm nước trên mặt vải: vải thun mè có độ thấm hút kém. Chính vì vậy khi nhỏ giọt nước lên vải thường thấm rất chậm thậm chí không chấm. Và khi thấm, vải chỉ ướt 1 mặt

Làm sao để bảo quản chất liệu vải thun mè để lâu bền hơn?

Mặc dù đây là một loại vải có độ bền cực kì cao. Thế nhưng nếu không có cách bảo quản đúng thì vải cũng khó có thể bền lâu. Dưới đây là một vài lưu ý trong quá trình sử dụng giúp vải bền hơn

  • Giặt vải ngay sau khi sử dụng để tránh bị thâm kim, ố vàng, lưu mùi trên áo
  • Vải có thể giặt bằng tay hoặc máy. Nhưng tốt nhất giặt với lực vắt vừa phải để tránh xù lông
  • Tránh dùng nước có mức nhiệt hơn 60 độ để giặt
  • Nên phân loại quần áo trước khi giặt
  • Hạn chế tối đa việc dùng hóa chất giặt rửa có tính tẩy mạnh lên chất liệu
  • Không phơi dưới ánh nắng gay gắt trực tiếp của mặt trời để tránh bay màu, sơ, bạc màu vải
  • Cần lưu ý khi ủi vải, tránh nhiệt trên 120 độ  – 150 độ vì vải này rất nhạy cảm với nhiệt

Xưởng may đồng phục bằng vải thun mè uy tín, giá rẻ tại tphcm

Nếu bạn có nhu cầu may đồng phục bằng vải thun mè thì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với may đồng phục 24h để được tư vấn và báo giá ngay lập tức nhé!

Hotline: 0974 498 600 Mr Tiến

Email: maydongphuc24hh@gmail.com

Web: maydongphuc24h.vn 

>>> Xem thêm 1 số vải may áo thun khác như: vải pe, vải thun cá sấu, vải thun lạnh, vải thun cá mập, vải thun thái, vải cotton

Comments are closed.