Vải Thô Là Gì? Ứng Dụng Và Phân Loại Vải Thô Hiện Nay

23 phút đọc
899 Lượt xem
31/10/2024

Vải thô là loại vải không còn quá xa lạ với nhiều người. Đây là vật liệu được sử dụng cực kỳ phổ biến trong ngày nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết vải thô là gì? Vải thô thường được sử dụng phổ biến vào mùa nào trong năm? Những công dụng và lợi ích tuyệt vời mà vải thô mang lại cho chúng ta là gì? Cùng bài viết sau tìm hiểu những thông tin xung quanh vải thô.

Xem thêm: 

Vải thô là gì?

Vải thô có thành phần chủ yếu là sợi bông và sợi gai. Đây là những loại nguyên liệu thiên nhiên rất được ưa chuộng. Nó có đặc điểm là khá thân thiện với môi trường và  người sử dụng. Đặc biệt, vải thô được ưa chuộng trong mùa hè do những đặc tính hút ẩm cao.

Vải thô có thành phần chủ yếu là sợi bông và sợi gai

Vải thô được cho là một trong tám loại vải thông dụng nhất trên thị trường vải hiện nay. Điều này có thể được minh chứng bởi rất nhiều trang phục, đồ dùng hàng ngày làm bằng vải thô. Dù có nhiều ưu điểm là vậy nhưng vải này lại không được đánh giá cao về mặt thẩm mỹ. Xét trên những yêu cầu về giá trị thẩm mỹ, vải thô hoàn toàn không đáp ứng được những mong muốn của người tiêu dùng.

Vải thô là một loại vải xuất hiện sớm nhất, nó có “tuổi thọ” đã cao. Đây là một trong những vải sợi tự nhiên. Trong quá trình kéo sợi và dệt gần như không sử dụng chất hóa học. Điều làm nên đặc điểm nhận dạng loại vải này là ở sự mộc mạc. Khi tiếp xúc với da sẽ có cảm giác hơi thô cứng chứ không mềm mại như những loại vải khác. Đó cũng là nguyên nhân mà nó có tên là vải thô.

Xem thêm:

Ưu điểm của vải thô

Loại vải nào cũng đều có những đặc trưng riêng về tính chất, mẫu mã, kiểu cách… Để ứng dụng các loại vải này trong sản xuất đòi hỏi người dùng phải có hiểu biết về nó. Vải thô tích hợp được rất nhiều ưu điểm của loại vải tự nhiên.

Vải thô tích hợp rất nhiều ưu điểm của loại vải tự nhiên

Vải thô rất bền

Hầu hết mọi người chỉ cần nhìn qua là có thể nhận biết được vải thô. Tuy nhiên, đa số chúng ta đều chỉ nhìn nhận được vải thô dưới dạng hình thái. Đồng thời, dựa trên hình thái đó mà đánh giá sai về chất liệu vải. Nhiều người cũng thường nghĩ rằng vải này kém bền, nhanh bị mục. Nhưng ngược lại, vải thô thuộc một trong những loại vải có tính bền tốt nhất trên thị trường hiện nay. Thậm chí nó còn bền hơn vải nỉ hoặc một số loại vải thường sử dụng cho mùa đông khác.

Vải thô rất nhẹ nhàng.

Ưu điểm thứ hai phải kể của vải thô là sự nhẹ nhàng. Với thành phần chủ yếu là sợi bông và sợi gai, vải thô có thể nói là loại vải nhẹ nhàng nhất. Nó cũng là sự lựa chọn thích hợp nhất dành cho mùa hè. Mặc dù không mềm mịn bóng loáng như vải lụa, nhưng vải thô lại có một ưu điểm đó là rất mịn tay. Khi sờ vào một tấm vải thô hay bất kỳ vật phẩm nào được sản xuất từ vải thô, bạn sẽ luôn cảm nhận được cảm giác mịn màng này.

Vải thô không gây kích ứng da

Ưu điểm không thể không nhắc đến của vải thô chính là tính an toàn. Đây là ưu điểm nổi bật nhất, giúp vải này đánh bật các loại chất liệu khác. Nguyên nhân là vì thành phần, nguyên liệu và quy trình sản xuất có rất ít sự tham gia của chất hóa học. Nó được ứng dụng nhiều cho trẻ nhỏ để tránh gây dị ứng và những nốt mẩn đỏ không mong muốn.

Xem thêm:

Vải thô thấm hút tốt

Ưu điểm không thể không kể đến đó chính là khả năng thấm hút. Tại sao vải thô lại được dùng trong mùa hè? Đó chính là do khả năng thấm hút mồ hôi quá tuyệt vời của nó. Với ưu điểm mỏng, nhẹ, vải này cũng rất nhanh khô khi phơi ngoài trời nắng. Do đó, nếu bạn là người hay bị đổ mồ hôi vào mùa hè thì vải này sẽ chính là giải pháp hữu hiệu nhất.

Ưu điểm không thể không kể đến của vải thô đó chính là khả năng thấm hút cao

Nhược điểm của vải thô

Cũng giống như những loại vải tự nhiên khác trên thị trường hiện nay, vải thô cũng tồn tại những nhược điểm.

Vải thô rất dễ nhăn.

Nhược điểm đầu tiên khiến cho vải thô trở nên “kém sang” các loại vải công nghiệp đó chính là việc dễ bị nhăn.Tuy nhiên, việc này cũng không phải là một vấn đề khó khắc phục. Bạn chỉ cần là qua nó trước khi sử dụng là đã có thể giải quyết những vết nhăn trên trang phục rồi. Sau khi là thì vải này sẽ lại trở nên thẳng thớm và đẹp như mới. Việc vò quá lâu hay quá mạnh tay cũng sẽ làm cho vải này nhăn hơn. Bạn nên cẩn thận ở công đoạn này để giảm thiểu thời gian là ủi tối đa sau khi giặt.

Vải thô không được mịn

Nhược điểm thứ hai nằm ở chính cái tên của vải đó là “thô”. Thực tế, loại vải này không được mềm mại và sang trọng như các loại vải khác. Do đó, mà với những sản phẩm đòi hỏi độ chỉnh chu, mềm mại cao thì vải thô không được sử dụng. Ví dụ như áo váy công sở, đầm dạ hội… Tuy nhiên, đối với những trang phục thông thường hoặc các thiết kế mang phong cách cổ điển. Ví dụ như váy ngủ, đồ bộ mặc ở nhà, váy áo dã ngoại thì vải này lại phổ biến.

Vải thô có nhược điểm là dày và không được mịn

Vải thô khá dày

So với những loại vải công nghiệp khác, vải thô chính khá dày. Mặc dù là loại vải thấm hút mồ hôi và trong mùa hè nhưng vải này lại có độ dày khá cao. Một số ứng dụng của vải thô trong việc may mặc cũng bị hạn chế. Ví dụ như trong các loại quần hoặc các loại trang phục yêu cầu khả năng chịu được tác động cao từ môi trường.

Nhìn chung, không có loại vải nào là hoàn hảo và không có nhược điểm. Nhưng người dùng phải dựa trên những ưu, nhược điểm đó để điều chỉnh sử dụng phù hợp. Rõ ràng, vải này hiện vẫn đang rất được ưa chuộng là do người ta đã biết khắc phục hạn chế của nó.

Xem thêm:

Vải thô có từ đâu?

Vải thô được coi là một loại vải cổ. Nó có thời gian ra đời sớm nhất trong số các loại vải trên thị trường hiện nay. Vải này được làm từ các chất liệu sợi tự nhiên khác nhau. Vì vậy mà tuỳ thuộc vào từng loại mà có lịch sử và nguồn gốc riêng biệt. Ban đầu, vải thô được dệt từ sợi lanh, đay hoặc cây gai dầu. Sau nhiều năm phát triển thì nó được dệt bằng sợi bông, len…

Vải thô được coi là một loại vải cổ, ra đời sớm nhất trong số các loại vải hiện nay

Thời kỳ đầu, vải được sử dụng để may các trang phục dân tộc theo phong cách cổ điển. Điều này làm vải thô  không được giới trẻ yêu thích. Sau này, vải được biến tấu thành chất liệu để may đo các loại trang phục kiểu cách, cá tính. Vì vậy mà nó cũng thành công cũng thu hút sự chú ý của giới trẻ. Ngày nay, nhờ những ưu điểm vượt trội, loại vải này trở thành chất liệu của những mẫu thời trang đẳng cấp.

Quy trình sản xuất vải thô

Sau khi đã có đầy đủ nguyên vật liệu, thu hoạch xong cây bông, gai. Quy trình sản xuất vải thô bắt đầu.

Người ta dùng sợi bông, gai trong tự nhiên để sản xuất ra vải thô

Bước 1: Sản xuất sợi vải thô

Những cây bông, gai sau khi được thu hoạch xong sẽ đem kéo thành sợi. Người ra thường sẽ dùng một chút dầu kéo sợi sẽ giúp ích rất nhiều cho giai đoạn này. Bởi loại dầu này sẽ tạo nên độ kết dính và giảm ma sát. Vì vậy mà bước đầu kéo sợi sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Bước 2: Dệt vải thô

Sau khi sợi vải được kéo sợi thành công, người ta tiến hành dệt vải. Đây là công đoạn cốt lõi để sản xuất được một tấm vải thô ưng ý. Cách làm truyền thống nhất để sản xuất vải thô là dệt hoặc đan. Cách này khá là mất công, nhưng nó sẽ cho ra thành phẩm bền bỉ hơn những cách hiện đại. Để công việc dệt thủ công này trở nên dễ dàng và ít gây trục trặc, người ta thường sẽ thêm một chút chất định cỡ và bôi trơn. Điều này  nhằm giảm ma sát, tăng độ dẻo dai. Nó cũng giúp hạn chế vải bị đứt trong quá trình dệt, đan.

Bước 3: Kiểm tra & Xử lý vải thô

Ở công đoạn kiểm tra và xử lý vải thô, người thợ sẽ loại bỏ các hóa chất, xơ sợi còn dư trên bề mặt. Tiếp theo, vải này được tẩy trắng. Cuối cùng, người ta  đặt vải thô vào dung dịch kiềm hóa Mercerizing. Dung dịch này sẽ giúp vải trở nên bóng và bền hơn. Nó cũng giúp sợi vải cũng sẽ hấp thụ chất nhuộm tốt hơn ở công đoạn sau.

Bước 4: Nhuộm & In vải thô

Sau khi kiểm tra và xử lý vải, người ta sẽ in và nhuộm vải. Những màu sắc, mẫu mã nhuộm vải thì đa dạng, phong phú, tùy thuộc vào thị hiếu người dùng.

Bước 5: Xử lý vải sau khi nhuộm & in

Cuối cùng, vải sẽ được kiểm tra lại xem hình nhuộm, in có bị nhòe hay nhăn không. Nếu đã đạt chuẩn, vải sẽ được tiếp tục cho thêm những chất như: Chất chống nhăn, chống cháy, chống thấm, chống tĩnh điện, kháng khuẩn,… tùy theo mục đích các nhà sản xuất. Sau đó, vải sẽ được đem tiêu thụ ngay trên thị trường hoặc đưa đi sản xuất thành những sản phẩm khác nhau.

Phân loại vải thô

Vải thô hiện đang được phân loại thành nhiều loại. Điều này phục vụ cho mục đích sử dụng của từng đối tượng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể dễ dàng nhận biết những sự khác nhau của các loại vải này.

Vải thô mộc

Vải thô mộc khá thô và kém sang. Nó là loại vải thô gần như “nguyên thuỷ” và ít được xử lý hóa học nhất. Do đó, loại này không được ứng dụng rộng rãi trong việc sản xuất quần áo. Tuy nhiên, nhờ “nhược điểm” này mà thô mộc lại rất dùng để trang trí đồ nội thất. Nó được dùng chủ yếu để làm vật phẩm trang trí hay phụ kiện cho các đồ dùng trong nhà

Vải thô lụa

Trái ngược hoàn toàn với vải thô mộc, thô lụa khá mềm mại. Vì vậy mà nó thường được sử dụng trong may mặc và sản xuất quần áo mặc hàng ngày. Vải thô lụa là loại vải thô có tính chất mềm mịn nhất. Nó cũng được ứng dụng nhiều vì mang lại nhiều giá trị thẩm mỹ hơn.

Vải thô lụa khá mềm mại, có tính thẩm mỹ nên được ứng dụng nhiều 

Vải thô cotton

Vải thô cotton được xem là loại vải thô cao cấp nhất. Vì nó mang lại cảm giác thoải mái nhất khi sử dụng. Với thành phần hoàn toàn từ cotton, thô cotton  được dùng nhiều trong việc may đồ cho trẻ em. Một số sản phẩm thuộc phân khúc cao cấp cũng được sản xuất bằng vải này này

Vải thô đũi

Vải thô đũi có thành phần sợi đũi khá cao. Do đó, về tính chất, thô đũi cũng không quá khác biệt so với vải đũi. Thô đũi khá nhẹ nhàng và thoáng mát do kết cấu vải gồm nhiều khoảng hở. Loại này cũng được thừa kế đặc tính của vải thô nguyên bản, đó là tính thấm hút vô cùng cao.

Vải thô mềm

Vải thô mềm không giống như vải thô mộc vì nó mềm mại hơn rất nhiều. Loại này đã  khắc phục được tối đa những nhược điểm mà các loại thô khác thường mắc phải. Vì vậy đây cũng là một ứng cử viên sáng giá cho các loại áo quần thời trang.

Vải thô mềm khắc phục được tối đa những nhược điểm mà các loại vải thô khác thường mắc phải

Vải thô Hàn Quốc

Hàn Quốc là một trong các nước châu Á có nền thời trang nở rộ. Vải thô Hàn Quốc hiện đang rất phát triển. Tuy nhiên, xét về chất liệu, thô Hàn Quốc không tốt hơn thô Việt Nam. Nhưng về mặt mẫu mã và hình thức, thô Hàn lại khá được lòng các chị em.

Ứng dụng của vải thô

Vải thô từ lâu đã không còn xa lạ trong đời sống thường ngày của chúng ta. Nguyên nhân là do những ứng dụng đa dạng của vải này trong các ngành công nghiệp.

Vải thô dùng trong đồ nội thất

Vải thô không cần quảng cáo hoa mỹ vẫn phổ biến với cuộc sống của mọi gia đình.  Một số ứng dụng của vải này là ghế sofa, gối ôm, thảm trải sàn, các đồ vật trong phòng ngủ,…

Vải thô dùng trong may đồng phục, trang phục

Qua thời gian, vải thô dần chiếm được cảm tình và trở thành một loại vải phổ biến. Đặc biệt, trong những năm gần đây, xu hướng thời trang Vintage thanh lịch, mộc mạc ra đời. Nó được xem như một cuộc cách mạng, một bước chuyển mình của vải thô. Vì vải này được xem là tinh thần của đạo và là nguyên liệu chính của style này. Thậm chí, nó còn phổ biến đến mức được dùng để may đồng phục cho các cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp. Nhiều nhất vẫn là  dùng dể may tạp dề giá rẻ, áo sơ mi đồng phục cho khách sạn, nhà hàng

Vải thô được dùng để may đồng phục trong lĩnh vực như spa, khách sạn, nhà hàng. 

Một số lưu ý đặc biệt về vải thô

Cách chọn vải

Vải thô có đặc tính là nhăn, do nó không có thành phần sợi Polyester công nghiệp. Khi mua vải, bạn hãy thử vò vải mà không thấy vải nhăn thì chứng tỏ vải đã pha Polyester. Nếu muốn kiểm tra độ co giãn bằng cách kéo vải theo 4 chiều. Nếu thấy vải co giãn kém thì đó là vải thô loại chất lượng. Khi mua, bạn cũng hay thử sờ qua bề mặt vải, nếu nó khá thô, co lì, mát và mịn thì đó là thô tốt.

Vải thô có đặc tính là nhăn, do nó không có thành phần sợi Polyester công nghiệp

Cách vệ sinh – bảo quản vải

Vải này có thể giặt bằng tay hoặc bằng máy. Song, bạn  cần là ủi quần áo bởi nó rất dễ nhăn. Bạn chỉ nên sử dụng loại bột giặt hoặc chất tẩy rửa trung tính. Tuyệt đối không nên dùng loại quá mạnh để tránh làm bay màu vải. Với những vết mực bám trên vải bọc sofa, rèm được làm bẳng vải thô thì sao? Bạn hãy dùng cồn 90 độ đổ lên chỗ bám mực và dùng giấy mềm để thấm cả mực và cồn vào.

Sử dụng và bảo quản vải thô như thế nào?

Với loại vải nào cũng vậy, sử dụng và bảo quản đúng cách sẽ giúp đồ dùng được bền hơn. Chất vải thô khá bền, dày nên vải có thể giặt giũ thoải mái ngay cả với máy giặt. Tuy nhiên, vì vải thô thường dễ bị bám bụi. Do đó mà bạn nên vò qua trước khi giặt sạch với nước và nước giặt. Khi phơi trang phục hay đồ dùng từ vải thô, chị em nên lộn đầu trái để màu vải không bị phai. Vải thô có thể chịu được nhiệt nhưng không chịu được nhiệt quá cao.

Với những ưu điểm vượt trộ của mình, vải thô hiện là một trong những loại vải có khả năng ứng dụng cao nhất. Qua bài viết này, Đồng Phục 24H mong rằng đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về vải thô. Nếu bạn cũng đang tìm kiếm chất liệu vải để may đồng phục cho cơ quan, thì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhé.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Xưởng May Đồng Phục 24H

Địa chỉ: 276 Trần Thị Cờ, Tân Thới An, Quận 12

Website : maydongphuc24h.vn

Điện thoại: 0974 498 600 – Mr. Tiến

Email: maydongphuc24hh@gmail.com

Fanpage : Fanpage May Đồng Phục 24H

5/5 - (1 bình chọn)