Nói đến những loại vải thông dụng bậc nhất trong ngành may mặc không thể không nhắc đến vải kaki – một loại vải được sử dụng cực kì phổ biến ngày nay. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp chất liệu kaki trong rất nhiều loại trang phục thường ngày. Có bao giờ bạn thắc mắc đây là chất liệu có thành phần như thế nào? Gồm những loại nào? Và cách bảo quản chúng ra sao không? Nếu có hãy đọc ngay bài viết này để cùng khám phá thêm về chất liệu vải này nhé!
Xem thêm:
- Các loại vải may đồng phục phổ biến hiện nay
- Tồng hợp các loại vải may tạp dề được sử dụng nhiều
Vải kaki là vải gì?
Trước đây, chỉ thường chỉ có loại vải kaki bông – một loại vải được làm với thành phần từ 100% cotton thiên nhiên. Do đó loại vải này thừa hưởng hầu hết những ưu điểm của chất liệu cotton chính là mềm mại, thông thoáng và dễ chịu khi mặc. Tuy nhiên, nó cũng còn mắc phải một số nhược điểm đáng kể của bông thiên nhiên. Để khắc phục những nhược điểm đồng thời tăng thêm một số ưu điểm cho vải người ta đã cải tiến bằng cách kết hợp thêm một số thành phần nhân tạo khác
Nguồn gốc của vải kaki xuất phát từ đâu?
Kaki xuất hiện cũng khá lâu về trước, vào khoảng giữa thế kỉ 19 ở Ấn Độ, khởi nguồn từ Harry Burnett Lumsden – người phụ trách may đồng phục quân đội Anh lúc bấy giờ. Vào thời điểm này, đồng phục trong quân đội thường làm từ chất liệu len nên không thể tránh khỏi cảm giác nóng bức khi mặc. Chính vì vậy đã thúc đẩy sự ra đời của vải kaki.
Xem thêm:
Cho đến ngày nay, vải này đã có những bước tiến đáng kể, trở thành một trong những loại vải được sử dụng nhiều bậc nhất và được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực cũng như nhiều kiểu trang phục khác nhau. vải này có thể phù hợp với mọi đối tượng sử dụng nên rất được yêu thích
Quy trình sản xuất ra vải kaki
Nếu bạn đã tham khảo qua quy trình sản xuất vải tơ tằm rồi thì quy trình sản xuất và làm ra những thước vải kaki cũng tương tự. Quy trình gồm có 4 bước
Bước 1: Tiến hành thu hoạch bông
Sau khi thu hoạch bông từ cánh đồng, người ta sẽ tiến hành chọn lựa và phân loại cũng như sơ chế những quả bông một cách kỹ càng. Sau đó đóng kiện và đưa vào giai đoạn tiếp theo
Bước 2: Tiếp tục giai đoạn kéo sợi
Sau khi sơ chế bông ở bước một, chúng sẽ được đánh rối và tiệt trùng rồi tạo thành những tấm phẳng đều. Sao đó tiếp tục kéo sợi của những tấm bông để tăng độ dài, độ mảnh và độ bền. Khi những sợi bông được hình thành, chúng sẽ tiếp tục trải qua công đoạn hồ sợi dọc. Đơn giản có thể hiểu công đoạn này chính là dùng hồ tinh bột, tinh bột biến tính và một số chất khác để bọc quanh sợi vải nhằm tăng độ bền và độ bóng cho sợi vải
Xem thêm:
- Đặc điểm của vải kaki
- Ứng dụng của vải canvas trong may mặc
Bước 3: Quy trình dệt vải
Vai kaki được dệt theo phương pháp kết hợp sợi dọc và sợi ngang. Sau đó, vải sẽ được nấu ở áp suất và nhiệt độ cao trong một dung dịch hóa học để loại bỏ một số tạp chất còn sót lại sau quá trình dệt sợi. Tiếp theo, vải sẽ được đưa đi làm bóng để giúp các sợi vải nở hơn. Cuối cùng, sẽ được đem tẩy trắng để quá trình nhuộm màu diễn ra thuận lợi và cho ra màu chuẩn hơn
Bước 4: Tiến hành nhuộm màu vải
Sau khi trãi qua 3 công đoạn trên vải sẽ được đem đi nhuộm. Sau mỗi đợt nhuộm vải sẽ được giặt để loại bỏ những tạp chất còn sót lại. Cuối cùng là thêm một số chất để làm mềm vải, chống nhăn, tăng độ co giãn,…
Ưu nhược điểm của chất liệu vải kaki
Trước khi quyết định lựa chọn chất liệu này bạn cần phải nắm qua những ưu nhược điểm của chất liệu đã nhé!
Ưu điểm
Không phải tự nhiên mà chất iệu này chiếm được cảm tình của người sử dụng. Nó được yêu thích là bởi mang loại hàng loạt ưu điểm dưới đây:
- Độ bền của vải được đánh giá rất cao nhờ có liên kết cấu trúc rất chắc chắn
- Mình vải ít nhăn, đanh và không xù lông sau quá trình sử dụng
- Trang phục làm từ vải kaki mang đến cảm giác thoải mái, thông thoáng và dễ chịu khi mặc
- Chất liệu thân thiện với môi trường có khả năng tự phân hủy do thành phần được làm từ những nguyên liệu thiên nhiên
- Chất liệu dễ nhuộm màu nên rất đa dạng màu sắc cũng như họa tiết. Ngoài ra chất liệu cũng rất bền màu trong quá trình sử dụng
Nhược điểm
Nhắc đến ưu điểm cũng không thể nào phủ nhận những nhược điểm dưới đây của vải:
- Không thích hợp khi may những thiết kế, kiểu dáng cầu kì, độ chi tiết cao do chất liệu khá đứng form, co giãn kém. Thường dùng để may những loại trang phục đơn giản
- Giá thành đắt đối với một số loại kaki được làm từ thành phần bông thiên nhiên. Hiện nay đã có những loại kaki pha chất liệu có giá thành rẻ hơn cho bạn lựa chọn
Phân loại vải kaki chính xác nhất
Như đã nói từ trước, với sự yêu thích của người tiêu dùng cùng với việc làm đa dạng hóa thị trường vải mà hiện nay có các loại vải kaki khác nhau như: vải kaki cotton, vải kaki thun, vải kaki thành công, vải kaki hàn quốc, vải kaki 65/35, vải kaki 100 cotton, vải kaki pangrim,… dưới đây là một số loại phổ biến nhất
Xem thêm:
Vải kaki thun
Về cơ bản, vai kaki thun sẽ có độ dày nhất định. Tuy nhiên vải vẫn mang lại cảm giác thoáng mát, dễ chịu bởi được làm với thành phần chủ yếu là sợi cotton thiên nhiên. Bên cạnh đó, vải còn được pha thêm những sợi thun spandex làm tăng khả năng co giãn cho vải, thích hợp với những quần áo lao động hay đồng phục công sở, những mẫu váy đầm dành cho nữ
Vải kaki không thun
Ngược với kaki thun, kaki không thun lại có cấu trúc bền chắc và không co giãn do không được pha những sợi thun. Loại vải này thường được dùng để may những loại trang phục cần độ đứng form, đơn giản, sang trọng, gọn gàng cho nam giới, đặc biệt là những mẫu quần tây
Vải kaki cotton (kaki bông)
Cái tên nói lên tất cả, và loại vải này là một điển hình. Thành phần chính của chúng chính là những sợi bông thiên nhiên nên có thể thấy chúng thừa hưởng hầu hết những ưu điểm của chất liệu này như: thông thoáng, dễ chịu, có độ bám sát nhất định, tôn lên được vóc dáng người mặc
Vải kaki polyester
Loại vải này được làm từ những sợi Pe có nguồn gốc nhân tạo tổng hợp nên giá thành khá rẻ. Chúng có thể chống cháy, hạn chế được nếp nhăn và không bị mất form sau quá trình vệ sinh giặt giũ. Tuy nhiên vải có nhược điểm khá lớn chính là độ thấm hút kém, ảnh hưởng xấu đến môi trường. Vải kaki polyester thường dùng để may tạp dề giá rẻ, balo, mũ nón, áo khoác, bạt lều,…
Ứng dụng của vải kaki trong các lĩnh vực đời sống
Vải này với hàng loạt những ưu điểm của mình đã chiếm được cảm tình của người tiêu dùng nên được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống
- Phổ biến nhất có thể kể đến chính là may các sản phẩm thời trang may mặc như: may đồng phục bảo hộ lao động, may tạp dề, quần tây, váy đầm, vải may quần đồng phục học sinh,
- Bên cạnh đó, vai kaki còn được dùng để may chăn ga gối
- Ngoài ra còn được dùng để may tạp dề, balo, mũ nón, áo khoác, bạt lều,…
Bảo quản và vệ sinh vải kaki sao cho đúng đắn nhất
Một chất liệu dù cho có bền đến đâu nhưng nếu bạn không có phương pháp bảo quản phù hợp thì vẫn mau hư hỏng, vậy nên dưới đây là cách bảo quản và vệ sinh vải kaki sao cho đúng đắn nhất
- Nên lộn bề trái của vải khi giặt
- Nên giặt bằng tay
- Hạn chế dùng chất tẩy rửa có tính tẩy mạnh
- Phơi ở nơi thoáng mát, có bóng râm, tránh ánh nắng gay gắt trực tiếp của mặt trời
Đồng Phục 24H chuyên nhận may tất cả các loại đồng phục theo yêu cầu của quý khách hàng. Nếu bạn có nhu cầu may đồng phục bằng chất liệu vải kaki, thì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với Đồng Phục 24H để được tư vấn và báo giá ngay lập tức nhé.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Xưởng May Đồng Phục 24H
Địa chỉ: 276 Trần Thị Cờ, Tân Thới An, Quận 12
Website : maydongphuc24h.vn
Điện thoại: 0974 498 600 – Mr. Tiến
Email: maydongphuc24hh@gmail.com
Fanpage : Fanpage May Đồng Phục 24H