[Tất tần tật] Ngày giỗ Tổ nghề may mà bạn nên biết

Nguyễn Văn Hoan
09/08/2023
95 lượt xem
Rate this post

Nếu bạn làm trong ngành may mặc chắc hẳn sẽ biết về ngày giỗ tổ ngành may mặc, ngày lễ bày tỏ tấm lòng biết ơn của hậu thế với tổ ngành. Tuy nhiên không phải ai cũng biết Giỗ Tổ ngành may là ngày nào, nguồn gốc, cách giỗ tổ, ý nghĩa thế nào mới đầy đủ và trọn vẹn. Cùng May Đồng Phục 24H khám phá từ A – Z mọi điều về ngày giỗ tổ ngành may mặc để trả lời nha.

Thông tin về ngành giỗ Tổ nghề may

Tổ ngành may là ai?

Tổ nghề hay còn gọi là tổ ngành, Đức Thánh Tổ, Tổ sư là một người hoặc một nhóm người có công lớn trong việc sáng lập, truyền bá một nghề nào đó như: tổ nghề sân khấu, tổ nghề thủ công mỹ nghệ, tổ nghề báo chí,..

Đối với ngành may, tổ nghề là bà Nguyễn Thị Sen – Ca Ông Hoàng Hậu là vợ của vua Đinh Tiên Hoàng thời nhà Đinh trong lịch sử Việt Nam ta. Quê của bà tổ nghề may ở làng Trạch Xá, xã Hòa Lâm huyện Ứng Hòa, Hà Nội, Việt Nam.

Ngày giỗ tổ nghê may là 12/12 âm lịch hằng năm
Ngày giỗ tổ nghê may là 12/12 âm lịch hằng năm

Giỗ tổ nghề may ngày nào?

Giỗ Tổ nghề may được tổ chức hàng năm vào ngày 12 tháng 12 (tháng chạp Âm Lịch), lễ lớn tại Trạch Xá (Hà Nội) và Hội An (Quảng Nam).

Ngoài ra, các tiệm may và doanh nghiệp may mặc cũng tiến hành làm lễ giỗ tổ để thể hiện tấm lòng tri ân đến tổ nghề. 

Nguồn gốc giỗ tổ nghề may

Theo thần tích tại đền thờ tổ nghề may ở làng Trạch Xá (Hà Nội), bà Nguyễn Thị Sen là một cô con gái thông minh, xinh đẹp lại khá tài giỏi trong nghề may mặc thủ công. Khi vua Đinh Tiên Hoàng (Đinh Bộ Lĩnh) đến Trạch Xá tuyển mộ hào kiệt, đã gặp rồi kết hôn với cô gái thôn có nhan sắc t trần lại khéo đảm đang.

Tại Kinh đô Hoa Lư, vua Đinh Tiên Hoàng đã tôn Nguyễn Thị Sen lên ngôi Hoàng Hậu. Trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, vua Đinh Tiên Hoàng (924-979) đã đặt 5 Hoàng hậu tên hiệu là: Ngọc Hoa, Trinh Minh, Kiều Quốc, Cồ Quốc cùng Ca Ông. Mặc dù chính sử ghi chép tên hiệu 5 bà hoàng hậu nhà Lý tuy nhiên không nêu cụ thể tên hiệu chính xác của mỗi người.

Sau khi nhập cung, vua đã đi khắp nơi nhân gian đem vải lụa về tặng Hoàng hậu Nguyễn Thị Sen. Bằng bàn tay tài hoa, bà đã cùng những cung nữ tìm hiểu và sáng chế thành công nghề may phục vụ cung vua.

Cuối năm 979, Đinh Tiên Hoàng bị ám sát tại cung, quyền lực hậu cung chuyển sang tay Hoàng hậu Dương Văn Nga và Lê Hoàn. Nguyễn Thị Sen đã đưa con gái là Công chúa Liên Hoa rời hoàng cung Hoa Lư, quay về quê hương Trạch Xá và dạy lại nghề may cho người dân quanh làng. Bà qua đời đúng ngày 12 tháng Chạp Âm lịch, bà được dựng đền thờ phụng, phong chức bà tổ nghề may và hôm nay cũng là ngày giỗ tổ nghề may.

Từ khi Hoàng hậu Nguyễn Thị Sen trở về, nghề may gắn với làng Trạch Xá đến nỗi đã thành ngành nghề chính của làng. Làng Trạc Xá nổi danh với nghề may áo dài, áo lễ hội và cung đình. Làng nghề còn quy tụ nhiều thợ may lành nghề, với đôi bàn tay điêu luyện đã làm nên những tà áo dài truyền thống Việt Nam xinh đẹp nức tiếng trong và ngoài nước.

Đền thờ bà Nguyễn Thị Sen - Tổ nghề nghề may
Đền thờ bà Nguyễn Thị Sen – Tổ nghề nghề may

Ý nghĩa của ngày giỗ Tổ nghề may

Tổ ngành may Nguyễn Thị Sen là truyền thống tốt đẹp của Việt Nam ta. Lựa chọn ngày này để tưởng nhớ. Ngoài những đền chùa, miếu đình, có thể đặt bàn thờ tổ nghề may trong nhà, những ngày tuần tiết, sóc, vọng, giỗ tết, đều có cúng cấp. Giỗ Tổ nghề may được cử hành mỗi năm với mục đích tạ ơn tổ nghề đã có công sáng tạo ra nghề may và truyền thụ kiến thức nghề cho người dân. Đồng thời cầu xin Tổ nghề may phù hộ kinh doanh làm ăn thuận lợi, mua may bán đắt, kiêng mọi sự đen đủi, xui xẻo và gặp mọi may mắn. Sau khi công việc có kết quả, người thợ nghề may sẽ tổ chức lễ tạ ơn.

Hướng dẫn cúng giỗ tổ nghề may

Giỗ tổ nghề may cúng gì?

Để chuẩn bị giỗ Tổ nghề may, tùy theo điều kiện kinh tế bạn có thể chuẩn bị mâm cũng tổ nghề như sau.

a. Mâm cúng dâng tổ ngành may đơn giản tại tiệm may, nhà may dịch vụ

  • Cành hoa
  • Trầu cau
  • Ly tượu
  • Chén nước
  • Con gà
  • Đĩa trái cây

b. Mâm cúng dâng Tổ ngành may tại đền thờ Tổ nghề và đơn vị kinh doanh nghành may có quy mô lớn

  • Nhang Rồng Phụng
  • Đèn cầy
  • Giấy cúng giỗ Tổ ngành may
  • Hoa Cúc Kim Cương
  • Trái cây ngũ quả
  • Hủ Gạo
  • Hủ Muối
  • Nước trà
  • Nước chai
  • Rượu nếp
  • Trầu cau
  • Gà luộc
  • Heo sữa quay
  • Bánh bao
  • Bánh hỏi
  • Bánh chưng/bánh tét
  • Chả lụa
  • Xôi
Lễ cúng giỗ tổ nghề may
Lễ cúng giỗ tổ nghề may

Văn khấn giỗ tổ ngành may

Văn khấn giỗ tổ nghề may
Văn khấn giỗ tổ nghề may

Bài văn khấn trong lễ cúng tổ ngành may như sau:

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương!

Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.

Con lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là… Cư ngụ tại…

Hôm nay là ngày 12 tháng chạp năm….

Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén nhang hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư Vị Tôn thần.

Con kính mời ngài Thánh sư nghề May.

Con cúi xin Chư vị tôn thần Thánh sư nghề May thương xót cho tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người vượng, tâm đạo mở mang, lộc tài tăng tiến, sở cầu tất ứng, sợ nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước an kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!

Cách cúng giỗ tổ ngành may

Sau khi chuẩn bị mâm cúng và bài văn khấn, người chủ trì buổi lễ sẽ chuẩn quần áo chỉnh tề và lên hương đèn để làm lễ. Buổi lễ được diễn với nội dung cảm tạ công ơn, đức hy sinh của vị Tổ ngành để khai sáng, lưu giữ và truyền bá ngành này. Cách cúng giỗ tổ ngành may cần được thực hiện theo quy trình để đảm bảo tính tôn nghiêm, trang trọng mong tổ nghề phù hộ công việc thuận lợi, may mắn và phát đạt. Sau khi buổi lễ kết thúc mọi người tham gia có thể ngồi lại với nhau trò chuyện, không khí sum vầy giúp buổi lễ diễn ra tốt đẹp và ý nghĩa hơn.

Những điều cần lưu ý khi cúng giỗ tổ ngành may

Lễ cúng giỗ Tổ nghề ngành may là dịp quan trọng để thể hiện sự tôn trọng và lòng thành đối với Tổ nghề và công việc của mình. Dưới đây là một số hướng dẫn và thông tin liên quan đến lễ cúng giỗ Tổ nghề ngành may:

  • Mâm lễ vật: Lễ cúng giỗ Tổ nghề ngành may yêu cầu phải có mâm lễ vật đủ các thành phần như hoa tươi, con gà, đĩa trầu cau, ly rượu và chén nước lã. Những lễ vật này thể hiện sự tôn trọng và lòng thành đối với Tổ nghề. Hoa tươi biểu trưng cho sự tươi mới và tinh khiết. Con gà thường được chọn vì nó là một loài vật biểu tượng của may mắn và thịnh vượng trong văn hóa nhiều quốc gia. Đĩa trầu cau thể hiện sự trân trọng và kính trọng. Ly rượu và chén nước lã thể hiện sự tôn kính và kính trọng đối với Tổ nghề.
  • Thời gian cúng giỗ: Thường thì thời gian tốt nhất để cúng giỗ Tổ nghề trong ngành may là vào buổi sáng. Lúc này, không khí tươi mới và trong lành, thích hợp để bắt đầu một ngày mới với sự tôn trọng và lòng thành đối với công việc và Tổ nghề.
  • Người chủ trì lễ: Người chủ trì lễ cúng giỗ cần ăn mặc gọn gàng, tươm tất để thể hiện sự tôn trọng và lòng thành đối với Tổ nghề. Trang phục sạch sẽ, lịch lãm sẽ tạo nên một bầu không khí trang trọng và thiêng liêng cho lễ cúng.
  • Lễ cúng và ý nghĩa tâm linh: Lễ cúng giỗ Tổ nghề không chỉ là việc thể hiện sự tôn kính đối với Tổ nghề mà còn mang ý nghĩa tâm linh. Thông qua lễ cúng, người thực hiện có thể thể hiện lòng biết ơn với Tổ nghề đã truyền lại kiến thức, kỹ năng và công việc cho họ.

Một số câu hỏi thường gặp về giỗ tổ nghề may

  • Lễ vật trong mâm cúng tổ nghề

Trong mâm lễ cúng Tổ nghề của ngành may, các lễ vật bao gồm: một cành hoa tươi, con gà, ly rượu, đĩa trầu cau và chén nước.

  • Giỗ tổ nghề may ngày nào

Giỗ tổ nghề may ngày 12/12 Âm lịch hằng năm

  • Người sáng lập ra nghề may là ai

Người sáng lập ra nghề may là bà Nguyễn Thị Sen – Ca Ông Hoàng Hậu là vợ của vua Đinh Tiên Hoàng

  • Nghề may xuất phát từ đâu

Nghề may có nguồn gốc từ làng Trạch Xá, xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa, Hà Nội là quê nhà của bà Nguyễn Thị Sen.

  • Ai là người chủ trì cúng bái trong buổi lễ tổ nghề may?

Chủ bái trong lễ giỗ tổ nghề thường là người lớn tuổi, đức cao vọng trọng trong nghề.

Trên đây là toàn bộ thông tin về Giỗ Tổ ngành may đã được tổng hợp một cách cụ thể nhất. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức về ngày này. Còn điều gì thắc mắc vui lòng liên hệ để Đồng Phục Tiến Bảo giải đáp chi tiết nhất.

Xem thêm: