Vải Spandex Là Gì? Đặc Điểm Nổi Bật Của Vải Spandex

13 phút đọc
123 Lượt xem
30/10/2024

Vải Spandex là một trong những loại vải có khả năng thấm hút kém nhưng giá lại rẻ. Tên loại vải này mới nghe thì rất là lạ đúng không nhưng nó có công dụng “thần thánh” đấy? Vậy hãy cùng mình tìm hiểu xem vải Spandex là gì? Và nó có những đặc trưng cơ bản nào để nhận diện nhé.

Thời buổi hiện nay, ai cũng theo đuổi cho mình phong cách thời trang riêng. Nhưng chắc chắn rằng họ sẽ không bỏ đi cái tiêu chuẩn là quần áo đẹp cũng phải mặc thoải mái. Mà muốn trang phục có thể mặc thoải mái hay không thì làm sao bỏ qua yếu tố quyết định là chất liệu được. Hiện nay, có rất nhiều chất liệu vải rất được lòng người dùng với nhiều ưu điểm thỏa mãn nhu cầu.

Vải Spandex là gì?

Vải Spandex là gì?

Vải Spandex hay cũng có thể gọi là vải Elastane hay vải Lycra,… loại vải này có độ đàn hồi cực kì cao, có thể nói là cao nhất trong các loại vải, đặc biệt là khi sản xuất kết hợp Spandex với sợi cotton thì độ đàn hồi có thể tăng đến 5 lần so với hình dáng ban đầu.

Spandex là loại vải được tạo thành từ một chuỗi polyme dài, cụ đó chuỗi này được gọi là Polyurethane, chính là sự phản ứng của Polyester cùng Diisocyanate. Để tạo nên loại vải này thì các Polyme qua quá trình kéo khô sẽ tạo thành sợi rồi sản xuất thành vải Poly Spandex.

Thực tế rằng, không có bất cứ sản phẩm may mặc nào được sản xuất bằng 100 % từ sợi Spandex. Bởi vì chất liệu hình thành vải giá thành khá cao vì thế với tầng lớp nhân dân sẽ khó có thể tiếp cận. Vậy nên, để giảm thiểu chi phí sản xuất cũng như chất liệu thì các nhà sản xuất thường sẽ kết hợp với một số loại sợi khác. Vải Spandex thường được dùng trong vải may đồng phục spa, vải may áo thun nhưng chỉ được pha theo 1 tỷ lệ nhất đinh thôi

Nguồn gốc hình thành và lịch sử phát triển của vải Spandex

Ngay từ Thế chiến thứ II thì loại vải này đã bắt đầu nhen nhóm lên ý tưởng. Vì để phục vụ sản xuất thiết bị trong chiến tranh mà nhu cầu sử dụng vải cao su càng lớn. Nhưng với nhu cầu sử dụng nhiều thì số lượng cao su cũng ngày càng giảm đồng thời giá thành cũng tăng lên nên bắt buộc họ phải suy nghĩ một chất liệu khác có thể thay thế cao su để có thể sản xuất tiếp các thiết bị chiến tranh cho kháng chiến.

Nguồn gốc hình thành và lịch sử phát triển của vải Spandex

Nhưng việc tìm tòi và thí nghiệm không hề dễ, với tình cảnh lúc đó khó khăn nên mãi đến những năm 50 của thế kỷ trước, thì những sợi Spandex đầu tiên xuất hiện. Và nó được phát triển theo từng giai đoạn. Đặc biệt là các mốc thời gian như:

 Năm 1940 là năm tạo ra chất đàn hồi đầu tiên mang tên Polyurethane có công dụng thay thế cao su.

Năm 1952, nhà khoa học Farben Fabriken Bayer đến từ Đức, đã thử nghiệm và sản xuất ra các sợi vải Spandex đầu tiên.

Năm 1962, công ty Cao su Hoa Kỳ đã cùng nhà khoa học Du Pont phát triển sợi Spandex và lấy tên là Lycra. Và cho đến nay, nơi sản xuất sợi Spandex lớn nhất thế giới vẫn là công ty này.

Sản xuất vải Spandex cần những công đoạn nào?

Vải Spandex được tạo ra qua những phản ứng hóa học với quy trình công phu. Nhưng cụ thể là như thế nào thì hãy cùng mình tìm hiểu nhé!!

Sản xuất vải Spandex cần những công đoạn nào?

Bước đầu tiên sản xuất vải Spandex là tạo ra prepolymer

Để tạo ra các sợi Spandex thì người ta sử dụng phương pháp kéo sợi khô với sợi prepolymer. Phương pháp này có thể tạo được tới 94,5% sợi Spandex.

Để tạo ra prepolymer thì các nhà khoa học trộn theo tỉ lệ 1:2 lần lượt là glycol với monomer disocyanate.

Bước thứ hai để sản xuất vải Spandex là tạo dung dịch kéo sợi

Sau khi hoàn thành bước đầu là tạo các sợi prepolymer, thì các nhà sản xuất sẽ cho chất vừa tạo này tác dụng cùng diamine với tỉ lệ cân bằng 1:1. Phản ứng có tên là phản ứng mở rộng chuỗi. Sau khi hoàn thành thí nghiệm này thì sẽ tạo được một dung dịch mới, lấy dung dịch đem pha loãng bằng dung môi (DMAC). Bước này thì ta đã tạo ra được một dung dịch để kéo sợi rồi. Nhờ chất này mà dung dịch có thể loãng hơn và bơm được vào tế bào sản xuất xơ.

Bước thứ ba để sản xuất vải Spandex là sẽ dùng phương pháp quay sợi

Khi đã thu được dung dịch kéo sợi thì ta sẽ tiến hành bước tiếp theo là bơm dung dịch đó vào máy quay hình trụ để tạo ra sợi với sử dụng khí nitơ để tạo nhiệt và polymer để làm lỏng phản ứng hóa học.

Bước thứ tư sẽ tạo ra sợi Spandex dùng làm vải Spandex

Khi các sợi rắn được tạo sẽ đi ra khỏi máy quay sợi và tập hợp lại tạo thành sợi Spandex với kích thước khác nhau và các sợi thì riêng lẻ và nhỏ.

Bước tiếp theo sẽ tới công đoạn xử lý sợi để tạo ra vải Spandex

Các sợi Spandex sau khi có sẽ được nhà sản xuất dùng chất Magnesi stearat hoặc một polyme khác để tách các sợi, ngăn sự dính chặt giữa chúng. Điều này sẽ giúp quá trình dệt may thuận lợi hơn. Cuối cùng các sợi theo dây chuyền sản xuất sẽ được chuyển tới con lăn lên ống chỉ và dệt thành vải Spandex thành phẩm.

Bước cuối cùng là kiểm tra chất lượng vải Spandex tạo thành

Dĩ nhiên, trước khi ra mắt thị trường thì cần phải kiểm tra chất lượng sản phẩm trước có đúng không. Vì thế khi các sợi Spandex được tạo thành thì nhà sản xuất sẽ kiểm tra về độ co giãn, kích thước chuẩn. Những sợi nào đạt tiêu chuẩn thì được giữ lại còn những sợi không phù hợp sẽ bị loại bỏ ngay.

Những đặc trưng cơ bản mà vải Spandex có là gì?

Mỗi loại vải hay bất cứ thứ gì cũng đều sẽ có những tính chất riêng, hoặc có thể để nhận diện, hoặc có thể để phân biệt nó với những thứ khác. Vải Spandex cũng vậy, nó cũng có những ưu nhược điểm riêng:

Những đặc trưng cơ bản mà vải Spandex có là gì?

Những ưu điểm vượt trội của vải Spandex

  • Độ đàn hồi cực kì tốt: như đã được giới thiệu thì vải Spandex có thể co giãn tốt hơn các loại vải khác trên thị trường rất nhiều, có thể lên đến 500% so với chiều dài ban đầu. Khi có áp lực hoặc lực kéo căng lớn thì cũng có thể chịu được mà không có hiện tượng đứt đi hay bị giãn ra làm thay đổi hình dạng.
  • Có độ bền cực kì tốt: mặc dù chất liệu vải Spandex mềm nhẹ nhưng nó rất dẻo dai. Dù bạn có giặt qua nhiều lần đi nữa thì nó cũng sẽ không bị thô cứng hay xù lông. Bên cạnh đó, ưu điểm nổi bật của loại vải này là nó còn có khả năng chịu mài mòn rất tốt.
  • Thân thiện với da: trên thị trường, các loại vải tổng hợp sẽ rất dễ gây kích ứng cho da nhưng Spandex lại khác, nó rất thân thiện với da con người nên rất ít khi xảy ra dị ứng.
  • Có khả năng chống lại tĩnh điện: khi vào mùa đông, các bạn sẽ thường chú ý tới một số loại vải sẽ bám dính vào người đúng không. Đó là tác dụng của tĩnh điện. Nhưng vải Spandex thì khác, nó sẽ giúp cho người mặc cảm thấy thoải mái hơn khi trang phục không bị bết dính vào người như thế.

Những nhược điểm mà vải Spandex tồn tại

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì vải Spandex cũng khó tránh khỏi những nhược điểm không thể không có:

Những nhược điểm mà vái Spandex tồn tại

  • Khả năng thấm hút kém: vải Spandex không nên mặc vào mùa hè vì nó không có khả năng thấm hút như bao loại vải khác. Vì vậy, để tránh tình trạng này thì các nhà sản xuất thường pha chúng với các chất liệu khác.
  • Gây ô nhiễm đến môi trường: vì là loại vải tổng hợp nên vải Spandex rất khó tự phân hủy, mặc hù có thu hồi rồi tái chế thì cũng khá hạn chế.
  • Dễ bị ố vàng khi vải sử dụng lâu: nếu vải này không được bảo quản kỹ lưỡng thì việc sử dụng nó lâu dài sẽ làm cho vải bị ố vàng, không còn thẩm mỹ.
  • Sẽ bị biến dạng khi gặp nhiệt độ cao: mặc dù độ co giãn thì rất ưu việt, có thể kéo giãn cỡ nào cũng được nhưng khi tác dụng với nhiệt độ cao thì vải sẽ không còn được như hình dáng đầu mà sẽ bị biến tính, co giãn hoặc chảy xệ.

 Hy vọng với những thông tin về vải spandex mà Đồng Phục 24H mang lại sẽ có ích với bạn!

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Xưởng May Đồng Phục 24H

Địa chỉ: 276 Trần Thị Cờ, Tân Thới An, Quận 12

Website : maydongphuc24h.vn

Điện thoại: 0974 498 600 – Mr. Tiến

Email: maydongphuc24hh@gmail.com

Fanpage : Fanpage May Đồng Phục 24H

5/5 - (1 bình chọn)