Vải chiffon là vải gì? 10+ cách bảo quản vải chiffon

Nguyễn Văn Hoan
27/08/2021
586 lượt xem

Có thể nói, nhắc đến những chiếc váy bồng bềnh, những chiếc váy cưới sang trọng thì không thể không nhắc đến chất liệu vải chiffon. Nghe qua cái tên có vẻ lạ nhưng thực chất nó được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực từ thời trang thường nhật, thời trang áo cưới, đồ trang trí,…

Với chất vải mềm mại, mỏng nhẹ, vải chiffon dễ dàng chiếm được cảm tình của người tiêu dùng. Nhưng không phải ai cũng biết cách bảo quản vải sao cho đúng và không bị sờn rách trong quá trình sử dụng. Vậy nên trong bài viết này May đồng phục 24h sẽ cùng bạn khám phá về loại vải chiffon cũng như cách bảo quản chúng sao cho đúng nhất nhé!

Vải chiffon màu hồng

Vải chiffon màu hồng

Vải chiffon là gì? Nguồn gốc của vải chiffon xuất phát từ đâu?

Trước khi bắt đầu tìm hiểu về chất liệu vải chiffon, chúng ta cần phải biết đây là chất liệu gì, có nguồn gốc ra sao đã nhé!

Vải chiffon là vải gì?

Trước tiên, vải chiffon là một loại vải được làm từ những sợi lụa hoặc tơ tự nhiên (sau này còn dùng thêm sợi cotton, hoặc một số sợi nhân tạo khác) và dệt theo phương pháp dệt thoi. Chất vải sờ lên có cảm giác mềm mại, mỏng nhẹ, mình vải có độ uyển chuyển cao. Vải chiffon được xem là loại chất liệu thanh nhã bậc nhất trong các loại vải may mặc

Sợi tơ tự nhiên

Sợi tơ tự nhiên

Nguồn gốc của vải chiffon xuất phát từ đâu?

Đã biết được đó là loại vải gì thì bạn có thắc mắc nó xuất phát từ đâu không? Nếu có, dưới đây là câu trả lời dành cho bạn

Vải chiffon có nguồn gốc rất lâu đời – vào những năm 1700 của những thế kỷ trước và được sử dụng phổ biến trong giới quý tộc Tây phương. Tên gọi chiffon bắt nguồn từ cái tên tiếng Pháp “chiffe”.

Trước kia vào những năm đầu của thế kỷ 18 – 19, với sự phát triển vượt bậc của loại đồ lót trang trí mà vải chiffon đã lên ngôi vượt bậc. Tuy nhiên, bởi thành phần chính khi sản xuất lúc bấy giờ là lụa nên đã đội giá của chiffon lên cao và chỉ được giới hạn sử dụng cho tầng lớp quý tộc, người giàu có, giới mộ điệu

Đến những năm 1938 loại vải này đã có một bước ngoặt lớn trước sự ra đời của sợi nylon. Các xưởng may trên thế giới đã dùng nilon làm ra vai chiffon giá rẻ từ đó có thể tiếp cận gần hơn với những người có thu nhập thấp. Đặc biệt, vào năm 1958 giá thành và độ bền của nó trở nên tối ưu với chất liệu polyester

Nhắc tới chất liệu này không thể quên đi người tiên phong chính là James Galanos. Ông là người có công phổ biến mạnh mẽ dòng chất liệu này đến công chúng thông qua bộ sưu tập thời trang vào năm 1950

Quy trình sản xuất ra vải chiffon

Để sản xuất ra được những thước vải chiffon như ý người ta đã sử dụng nhiều loại sợi khác nhau từ những chất liệu nhân tạo như nylon, polyester đến những chất liệu cao cấp thiên nhiên như tơ lụa, sợi bông.

Đặc tính mềm mại, nhẹ nhàng của chúng là do cách đan các sợi ngang và sợi dọc theo dạng lưới. Nhiều người cho rằng voan và chiffon là một nhưng so với voan, chiffon có kết cấu lỏng lẻo hơn, dễ rút sợi hơn. Trong quá trình dệt, các sợi chiffon được xoắn nhẹ để tạo độ co giãn tốt hơn cho tấm vải. Thành phẩm sau cùng có thể được đem đi phân phối hoặc trực tiếp đưa vào khâu thiết kế.

Mình vải của chiffon khá trơn và mỏng nên để khắc phục được tình trạng này người tạo hình thường dùng hai mảnh giấy kẹp chúng lại để quá trình cắt may diễn ra hiệu quả.

Ưu nhược điểm của chất liệu vải chiffon

Trước khi quyết định lựa chọn chất liệu này, bạn hãy cùng điểm qua những đặc tính của chúng để phần nào hiểu được và xét xem chúng có phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình không nhé!

Cổ phục vải chiffon

Cổ phục vải chiffon

Ưu điểm của chất liệu vải chiffon

  • Không phải tự nhiên mà chất liệu này nhận được sự yêu thích của người tiêu dùng nhất là nữ giới. Dưới đây là những ưu điểm khiến nó chiếm được cảm tình của khách hàng:
  • Đầu tiên không thể không nhắc đến ưu điểm không gây kích ứng của vải: với thành phần cấu tạo từ những sợi tổng hợp hoặc những sợi có nguồn gốc thiên nhiên lành tính nên vải hoàn toàn không gây dị với với làn da, cho dù là da nhạy cảm. Thậm chí, những người dị ứng với vải len khi mặc vải chiffon cũng không gây ra cảm giác kích ứng
  • Mình vải mềm mại, mỏng nhẹ chính là yếu tố làm nên ấn tượng đầu tiên của người tiêu dùng đối với chất liệu này. Với sự liên kết lỏng lẻo giữa các sợi vải đã tạo nên được trọng lượng siêu nhẹ, bề mặt xuyên thấu, bồng bềnh cho chất liệu vải. Vừa tạo nên được độ thông thoáng đồng thời dịu nhẹ với làn da người mặc. Bên cạnh đó, khi mặc vải này còn cảm giác được độ thông thoáng, thoải mái
  • Dù cho có kết cấu lỏng lẻo thế nhưng độ bền của vải chiffon còn cao hơn cả lụa nguyên chất
  • Vải chiffon có thể dùng cho nhiều mẫu thiết kế, nhiều kiểu trang phục khác nhau. Do đặc tính đa dạng nguồn gốc cũng như thành phần cấu tạo mà mỗi dòng vải khác nhau sẽ có độ mỏng, dày khác nhau phù hợp với từng thiết kế
  • Vải đa dạng màu sắc do đặc tính dễ nhuộm nên có thể thỏa sức sáng tạo với vải chiffon
  • Chất liệu có độ chống bám bụi khá tốt. Bề mặt vải càng bóng, chất liệu càng có khả năng chống bụi cao hơn. Đối với những loại chiffon làm từ polyester nhân tạo thì độ chống thấm và hạn chế bụi bẩn được đánh giá rất cao

Nhược điểm của chất liệu vải chiffon

Nhắc đến những ưu điểm thì không nào phủ nhận đi những nhược điểm của vải, tuy tồn tại rất nhiều ưu điểm nhưng vải chiffon vẫn còn một số hạn chế dưới đây:

  • Hạn chế đầu tiên chính là dễ bị sờn mép
  • Ngoài ra vải còn khó vệ sinh cũng như quá trình giặt giũ cần phải cẩn thận để tránh làm giảm độ bền của vải
  • Chất liệu có độ trơn nhẵn nên trong quá trình cắt may và thiết kế gặp nhiều khó khăn
  • Vải dễ bạc màu nếu quá trình bảo quản và sử dụng không cẩn thận

Hiện nay có những loại vải chiffon nào?

Nhằm đa dạng hóa chất liệu mà hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại chiffon khác nhau, để dễ phân loại người ta dựa vào thành phần cấu tạo và kết cấu

Dựa trên thành phần chất liệu cấu tạo vải chiffon

Dựa trên thành phần cấu tạo ta có:

  1. Vải chiffon tự nhiên: được làm từ hai chất liệu cơ bản là lụa và satin. Loại vải lâu đời, sở hữu nhiều ưu điểm và giá thành rất đắt
  2. Vải chiffon nhân tạo: thường được làm từ những sợi tổng hợp như polyester nylon,… có độ bền cao, giá thành rẻ hơn, phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng hơn

Dựa trên kết cấu của vải chiffon

Dựa trên kết cấu của vải có thể phân thành: Pearl chiffon (chiffon ngọc trai), Jacquard chiffon (chiffon hoa), Silk Crepe Chiffon

Ứng dụng của vải chiffon trong các lĩnh vực đời sống

Với hàng loạt những ưu điểm của mình, chiffon đã được ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực đời sống như:

Chân váy vải chiffon

Chân váy vải chiffon

  • May thường phục như: làm vải vay váy, váy chiffon, áo chiffon, đầm chiffon,…
  • May trang phục cưới
  • May các phụ kiện thời trang như khăn choàng, khăn tay,…
  • Dùng làm phụ kiện trang trí trong các bữa tiệc như rèm trang trí, bọc ghế, khăn trải bàn,…

Áo cưới vải chiffon

Áo cưới vải chiffon

Bảo quản vải chiffon sao cho đúng đắn nhất

Để vải bền lâu hơn, chúng ta cần phải áp dụng những cách bảo quản đúng đắn cho vải

  • Không nên dùng chất tẩy rửa trong quá trình giặt và vệ sinh vải
  • Không nên ngâm vải quá lâu
  • Tuyệt đối không nên giặt vải bằng nước nóng vì sẽ làm hỏng chất liệu (nhiệt độ tốt nhất là 4.5 độ C)
  • Không tác động lực vắt mạnh trong quá trình sử dụng và vệ sinh vải
  • Nên dùng túi giặt chuyên dụng và lộn bề trái khi giặt máy
  • Trong trường hợp có vết bẩn bám trên bề mặt vải hãy dùng baking soda và giấm chua để tẩy
  • Nên cuộn vải vào khăn khô để ép nước thay vì vắt trực tiếp
  • Phơi ở nơi thoáng mát, sạch sẽ, không phơi trực tiếp dưới ánh nắng gay gắt của mặt trời
  • Để giữ form dáng cho vải nên giữ mặt vải phẳng trong quá trình phơi
  • Hạn chế vải chiffon tiếp xúc gần với những vật có độ sắc, nhọn để tránh làm xước vải

 Trên đây là một số tìm hiểu về chất liệu vải chiffon. Hi vọng với những thông tin mà May đồng phục 24h mang lại sẽ hữu ích với bạn!

>>> Xem thêm 1 số loại vải khác thường dùng để may váy may đầm như: vải voan, vải ren, vải lụa, vải linen, vải đũi, vải gấm, vải nhung, vải phi bóng 

5/5 - (1 bình chọn)