Vải nhung: Chất liệu của vẻ đẹp tinh tế và sang trọng

Nguyễn Văn Hoan
27/08/2021
227 lượt xem
5/5 - (1 bình chọn)

Không phải tự dưng mà ông cha ta thường nói: cuộc sống nhung lụa để chỉ về những con người giàu sang, phú quý và có đẳng cấp trong xã hội. Điều này là do thời xưa những bậc quyền quý rất thích sử dụng vải nhung để may trang phục.

Do đó, trong một khoảng thời gian dài, mặc áo quần vải nhung là một trong những cách thể hiện sự sang trọng cũng như đẳng cấp trong xã hội. Hãy xem xét qua về một số tính chất và đặc điểm nổi bật của vải nhung cũng như ứng dụng của loại chất liệu này đối với ngày may mặc hiện đại.

Bạn biết gì về vải nhung?

Vải nhung (có tên gọi tiếng Anh là velvet fabric) là loại chất liệu may mặc có độ mềm mịn và rất mượt mà. Vải có khả năng giữ ẩm cực tốt nên tạo cảm giác ấm áp cho người mặc. Vải này tạo phong cách sang trọng và đẳng cấp cho mọi khách hàng khi sử dụng.

Bề mặt của vải này có nhiều sợi dày được xếp liền sát vào nhau tạo nên sự mượt mà và bóng bẩy khi nhìn hay chạm tay vào. Do đó, khi mặc quần áo may bằng vải nhung sẽ tạo cảm giác rất dễ chịu và thoải mái.

Các màu sắc vải nhung

Các màu sắc vải nhung

Vải nhung có nguồn gốc từ xa xưa. Có người cho rằng vải này xuất hiện từ thế kỷ 14 sau công nguyên. Nó có nguồn gốc từ các nước Đông Á sau đó phát triển ở nhiều nước khác trên thế giới nhờ vào sự vận chuyển của con đường tơ lụa.

Vào thời kỳ Phục Hưng, vải này được sử dụng rất phổ biến ở nhiều nước Châu Âu, đặc biệt là vùng Địa Trung Hải.

Tuy nhiên, cho đến ngày nay, nhiều người dùng vẫn đánh giá khá cao về chất lượng của vải nhung Châu Á nhờ vào quá trình sản xuất kỳ công và độc đáo.

Mặc dù hiện nay, vải này không còn chiếm vị trí độc tôn của giới quyền quý, nhưng số lượng khách hàng ưa thích và sử dụng loại chất liệu này vẫn khá đông.

Những đặc điểm và tính chất nổi bật của vải nhung

Vải nhung là một trong những loại chất liệu quý và có nhiều giá trị nổi bật:

  • Bề mặt vải này có các sợi lông ngắn giúp tạo được phản xạ ánh sáng và có độ bóng tốt. Vải có cảm giác mềm mịn rất tốt tạo cảm giác thoải mái khi vừa chạm tay vào.
  • Một điểm đặc thù của vải này chính là trọng lượng khá nặng so với một số loại vải khác. Tuy nhiên, bù lại khi sử dụng để may trang phục lại tạo được phong cách quý phái và sang trọng cho người mặc.
  • Vải nhung có khả năng giữ nhiệt rất tốt nên rất phù hợp sử dụng để may các loại trang phục mùa lạnh.
  • Ngoài may trang phục, sử dụng vải này trong một số họa tiết trang trí sẽ tạo cho ngôi nhà của bạn đậm phong cách cổ điển hoặc tân cổ điển nhờ vào sự quý phái và sang trọng mà loại chất liệu này đem lại cho không gian xung quanh.

 

Chất liệu vải nhung

Chất liệu vải nhung

Một số ứng dụng của vải nhung trong ngành may mặc hiện đại

Nhờ vào những ưu điểm nổi bật của vải nhung mà loại chất liệu này có nhiều ứng dụng trong ngành may mặc hiện đại:

  • Với độ dày cao, khả năng giữ nhiệt tốt, vải này rất thích hợp để may các loại trang phục mua đông như: áo đầm dài tay, áo khoác, …
  • Vải nhung còn rất thích hợp sử dụng để may các loại trang phục áo dài, áo dạ hội với phong cách sang trọng, thanh lịch và quyến rũ,… Ngày nay, các kiểu áo quần được thiết kế và cách điệu làm tăng thêm giá trị cho chất liệu vải nhung ấn tượng này.
  • Ngoài ra, một số đồ trang trí nội thất cũng sử dụng vải này nhằm tạo phong cách sang trọng và quý phái cho ngôi nhà của bạn.
  • Trọng lượng vải này khá nặng, phong cách của chất liệu này thiên về sự sang trọng và quý phái nên thường phù hợp với người đứng tuổi. Nếu bạn trẻ muốn mặc áo quần bằng vải này cần phải có sự lựa chọn thật tinh tế và chính xác thì mới tạo được sự nổi bật.

 

Vải nhung may áo dài đẹp

Vải nhung may áo dài đẹp

Tổng kết lại, vải nhung là một trong những chất liệu quý, có giá tri cao trong ngành may mặc từ xưa đến nay. Mặc dù, vải này hiện nay không còn thịnh hành như ngày xưa, tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận giá trị và phong cách sang trọng, quý phái mà loại chất liệu này đem đến cho người dùng.

>>> Xem thêm 1 số loại vải khác thường dùng để làm vải may váy đầm như: vải voan, vải ren, vải lụa, vải đũi, vải gấm, vải chiffon, vải linen, vải phi bóng