Vải Voan Là Gì? Đặc Điểm Và Phân Loại Vải Voan

28 phút đọc
114 Lượt xem
01/11/2024

Thời trang luôn vận động và phát triển với những xu hướng mới, kiểu dáng mới và chất liệu mới. Tuy nhiên, vải voan sang trọng, thanh lịch thì dường như nằm ngoài vòng xoay đó. Vì dù là thời kỳ nào, mẫu mã nào thì loại vải này vẫn luôn đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của người mặc. Đó là sự trẻ trung, dịu dàng, thoải mái, dễ chịu. Cùng bài viết sau đây tìm hiểu sâu hơn về loại vải này để lý giải vì sao mà nó lại được yêu thích như vậy nhé!

Vải voan là gì?

Voan là loại sợi nhân tạo khá mỏng, nhẹ và trơn và thường được sản xuất hoàn toàn bằng lụa. Sau này, khi kỹ thuật đã phát triển, vải voan được dệt bằng cotton theo phương thức thủ công. Đặc điểm của vải voan là mang lại cảm giác mềm mại, nhẹ nhàng.

Voan có độ mỏng, nhẹ nên đây là một chất liệu lý tưởng cho những ai thích dòng thời trang thanh lịch, nữ tính. Ngày nay, voan có thể được làm từ sợi tổng hợp như nylon hoặc polyester. Nhưng phổ biến vẫn là sử dụng polyester do chi phí thấp và độ bền của nó.

Voan là loại sợi nhân tạo khá mỏng, nhẹ và trơn và thường được sản xuất hoàn toàn bằng lụa.

Nguồn gốc của vải voan

Vải voan xuất hiện đầu tiên ở Pháp. Bây giờ vải voan có thể được làm bằng vải dệt tương đối rẻ. Nó là một chất liệu tương đối phổ biến được dùng nhiều tronng các trang phục. Từ nơ và ruy băng cho đến váy cưới đều làm bằng voan.

Vải voan là một chất liệu tương đối phổ biến, được dùng nhiều trong các loại trang phục. 

Vải voan xuất hiện ở Pháp

Pháp và Châu Âu được xem là nguồn cội của vải voan. Nhưng việc sản xuất chất này được mở rộng trên toàn thế giới, nhất khi thời đại công nghiệp phát triển. Trong thập kỷ đầu của thế kỷ 19, voan cũng đã được sản xuất tương đối rộng rãi ở Hoa Kỳ. Các nhà tư bản Mỹ đã bắt đầu quan tâm đến việc thay thế lụa bằng một chất liệu khác để sản xuất voan.

Chất liệu voan không tơ đầu tiên có sẵn cho người tiêu dùng sử dụng vào năm 1938 được làm từ nylon. Vào thời điểm đó, nó được coi là một loại vải kỳ diệu sẽ nhanh chóng thay thế thực tế mọi loại vải dệt hữu cơ. Tuy nhiên, các vấn đề nghiêm trọng về nylon và môi trường nhanh chóng trở nên rõ ràng. Chỉ trong một thời gian, hầu hết các loại voan, một lần nữa được làm từ lụa.

Đến năm 1958, một phiên bản polyester của voan được phát triển.  Hầu hết các loại voan được làm từ vật liệu tổng hợp hoàn toàn để tiết kiệm chi phí. Người ta đã thử sử dụng rayon để làm voan.

Họ cũng nghiên cứu và cho thấy là bông cũng có thể được sử dụng. Nhưng chất dễ uốn và tương đối tinh tế này không phù hợp với voan. Với nhiều người, họ thích làm voan từ lụa. Nhưng voan lụa hiện được xem là một loại vải dệt xa xỉ và chỉ có sẵn ở dạng quần áo voan tương đối đắt tiền.

Vải voan xuất hiện ở Châu Phi, Ấn Độ

Một số nhóm bản địa ở Ethiopia và Eritrea đã sản xuất loại vải giống như voan làm từ lụa trong hàng trăm năm. Những trang phục này thường có dạng áo dài đến mắt cá chân có màu sắc rực rỡ.

Voan đã được sản xuất ở Ấn Độ trong nhiều thế kỷ, thường được sử dụng trong sari. Đây là sản phẩm may mặc truyền thống của Ấn Độ dành cho phụ nữ. Giống như các quốc gia phương Tây khác, voan lụa đã từng là một biểu tượng địa vị ở Ấn Độ.

Vải voan được làm từ gì?

Vải voan thường được làm từ sợi tổng hợp như nylon hoặc polyester. Chủ yếu nhất vẫn là sử dụng polyester do chi phí thấp và độ bền – cũng như chống vết bẩn. Vải voan cũng có thể được làm bằng cotton hoặc lụa.

Với voan lụa thì đây được coi là một lựa chọn cao cấp vì có độ bóng và mịn. Voan lụa có độ bền tốt, mặc dù rất nhẹ. Cùng với cotton và nylon, voan có thể được nhuộm gần như bất kỳ màu nào. Nhưng chủ yếu, voan vẫn dùng Polyester được sản xuất ở nhiệt độ cao. Thuốc nhuộm vải voan thì được dùng trong các giai đoạn gia nhiệt ban đầu.

Vải voan thường được làm từ sợi tổng hợp như nylon hoặc polyester

Quá trình sản xuất vải voan?

Vải voan được sản xuất với các quy trình, phương pháp khác nhau, tùy vào vật liệu được sử dụng. Việc sản xuất tơ để làm vải voan, liên quan đến việc nhân giống tằm, làm mềm kén và quay sợi. Sản xuất polyester không có thành phần hữu cơ, được làm hoàn toàn từ các hóa chất tổng hợp trong phòng thí nghiệm.

Bất kể sử dụng chất liệu nào, một khi sợi dệt này đã được sản xuất thì việc dệt vải voan theo một mẫu thống nhất. Sợi được sắp xếp theo các đường cong hình chữ S và hình chữ Z đối lập.

Phương pháp được gọi là xoắn S-và Z xen kẽ. Tên này bắt nguồn từ các hình dạng sợi được sử dụng để tạo ra loại vải này. Sợi hình chữ S được dệt thành sợi với Hình chữ Z, tạo ra một loại vải hơi nhăn. Vải này có độ đàn hồi cao hơn và tạo ra một kết cấu nhiều hơn nhưng vẫn có cảm giác tương đối thô.

Sau đó nó được dệt với nhau bằng máy dệt  công nghiệp. Vải voan rất tinh tế, vải dệt này thường được dệt bằng tay. Bất kể nó được làm từ chất liệu gì, việc sản xuất vải voan thường là một công việc tốn nhiều công sức. Trong khi các máy tự động thì các máy này cũng phải làm việc ở tốc độ tương đối chậm. Nhằm mục đích là tránh gây ra bất kỳ thiệt hại nào cho hàng dệt thành phẩm.

Tính chất của vải voan:

Tính chất vật lý

  • Vải voan có độ mỏng nên có thể nhìn xuyên thấu vào bên trong nên nó thường kết hợp với vải lót bên trong
  • Vải voan mềm mỏng nên nhìn rất nhẹ nhàng tinh tế
  • Vải voan rất ít nhăn bạn thử vò xong thả ra nó trở lại trạng thái bình thường

Tính chất hóa học

  • Mau hư khi dùng hóa chất tẩy rửa ngâm nhanh hư vải
  • Dễ bắt lửa, cháy nhanh nên cẩn thận khi đứng gần bếp lửa hay tàn thuốc

Nơi sản xuất vải voan lớn nhất?

Vì vải voan  được làm từ nhiều chất liệu khác nhau. Thật khó để chọn ra nơi sản xuất ra sản phẩm này. Như với hầu hết các hàng dệt may, Trung Quốc là nước xuất khẩu lớn nhất các thành phẩm. Nếu vải voan được làm từ vật liệu tổng hợp, rất có thể nó được sản xuất nhiều nhất tại Trung Quốc. Vì quốc gia châu Á này là nhà sản xuất polyester lớn nhất thế giới. Ngoài ra, các công ty ở đất nước này cũng sản xuất số lượng lớn hoặc rayon và nylon.

Vải voan được sản xuất và xuất khẩu lớn nhất tại Trung Quốc. 

Ưu nhược điểm của vải voan

Ưu điểm của vải voan

Khác với những loại vải khác, vải voan không bị nhàu khi ngồi lên hay phải ủi vì gấp nếp quá nhiều lần. Tất cả các trang phục làm bằng vải voan sẽ ít khi bị nhăn nhúm, nhàu nát. Điều này có thể tiết kiệm được nhiều thời gian là ủi quần áo. Vải voan cũng luôn có một độ thoáng và mát nhất định. Vì thế đây là lựa chọn rất thích hợp để sử dụng trong mùa hè. Các công ty cũng thường may trang phục cho các chị em bằng loại vải đặc biệt này.

Với chất liệu mỏng từ sợi tổng hợp, vải voan luôn là lựa chọn rất thích hợp để sử dụng trong mùa hè.

Voan biến hóa đa dạng nhất trong các loại vải. Nó không bị ràng buộc tính chất bởi một kiểu dáng, được sử dụng để thiết kế rất nhiều loại trang phục. Ví dụ như: chân váy, váy dài, váy ngắn, áo sơ mi, làm hoa, rèm cửa …

Màu sắc voan rất đa dạng và bắt mắt để bạn lựa chọn.Voan mềm mại, mịn màng và rất nhẹ nhàng. Nó cũng tôn lên những vẻ đẹp này khi bạn mặc vào ngườinên các cô gái rất yêu thích. Để biến hóa đa dạng hơn, bạn có thể chọn vải voan hoa lá hay các loại voan có họa tiết…

Nhược điểm của vải voan

Voan là chất liệu rất mỏng, có trọng lượng nhẹ, bề. Nhưng nhiều loại voan quá mỏng nên có thể trở nên quá hở hang. Vải voan khá dễ bắt cháy cần cẩn thận. Đây cũng không phải là một sự lựa chọn tốt cho quần áo trẻ em. Vì loại vải này khó giữ nếp thẳng và dễ rách.

Vải voan khá khó để làm sạch. Nếu không thì vết bẩn sẽ bám vĩnh viễn vào tấm vải tạo nên những vết bẩn gai mắt khó chịu lâu dài.Vải voan tuy mềm nhẹ, nhưng không phải là sự lựa chọn của những bạn bắt đầu nghề may.

Do là chúng khá trơn tạo nên nhiều khó khăn khi cắt may. Để sử dụng chúng cần đòi hỏi kỹ thuật cắt may cao của người thiết kế thời trang. Voan có độ co giãn kém. Vì vậy, chúng không thích hợp để thiết kế những trang phục ôm dáng. Trong khi đó, các trang phục có kích thước lớn, free size thường trông khá lùng bùng, xuề xòa.

Các loại vải voan thường gặp hiện nay

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại vải voan. Nhưng phổ biến nhất vẫn là voan lụa, voan cát và Chiffon.

Vải voan cát ( vải Cát Hàn)

Vải voan cát hay còn được nhiều người gọi với cái tên là vải Cát Hàn. Đây là loại vải có khoảng 92% là sợi Polyester, 8% còn lại là sợi Spandex. Sự kết hợp của 2 loại sợi này giúp vải dày dặn, bền bỉ. Nhưng lại rất thoáng mát, phù hợp với khí hậu nóng ẩm tại Việt Nam. Vải có trọng lượng nhẹ, độ dày dặn vừa phải và mức độ đàn hồi tốt.

Với đặc tính này, vải Cát Hàn có tính ứng dụng khá cao trong công nghệ may mặc và cũng được sử dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày.  Cát Hàn được mệnh danh là vải của các hoa văn. Vì nó đáp ứng được thị hiếu thời trang của người dùng một cách đa dạng với bảng màu phong phú.

Vải voan 9vải Cát Hàn) là loại vải có khoảng 92% là sợi Polyester, 8% còn lại là sợi Spandex.

Cát Hàn cói ưu điểm là hạn chế được độ nhăn và giữ form dáng cực tốt. Sau khi giặt thì bạn không cần phải dùng tới những phương pháp ủi, là quá nhiều. Chị em có thể tự tin diện trang phục làm từ chất liệu này trong thời gian dài mà không lo trang phục bị nhăn nhúm.

Chất liệu của vải voan cát cũng mềm mịn, thoải mái rất dễ chịu khi mặc. Đặc điểm này có tính ứng dụng cao trong thời trang thể thao và đầm váy công sở, đồng phục.Ngoài ra,  loại vải này còn sở hữu tính thẩm mỹ cao và đa dạng các hoa văn. Vậy nên những bộ trang phục từ chất liệu Cát Hàn cũng được khá nhiều cô nàng yêu thích. Tuy nhiên, độ co giãn của loại này không tốt, nên cân nhắc tới việc chọn kích thước phù hợp.

Vải voan lụa

Nếu bạn là một tín đồ thời trang thì vải voan lụa chắc chắn không còn xa lạ. Ngày nay, vải voan lụa được sử dụng khá phổ biến trong ngành may mặc. Bởi nó mang đến nhiều tính năng vượt trội hơn so với những loại vải khác.

Voan lụa được sản xuất bằng cách dệt các sợi ngang và sợi dọc với trọng lượng tương tự. Tạo nên một loại vải với dạng lưới với hiệu ứng rất mềm mỏng, mịn màng. Các sợi vải được xoắn nhẹ,  giúp vải dịch chuyển theo các hướng khác nhau.

Voan lụa là chất liệu lý tưởng cho những ai yêu thích dòng thời trang thanh lịch, nữ tính.

Voan lụa là một loại vải được thiết kế và tạo ra từ vải voan. Nó có nguồn gốc từ sợi nhân tạo mang lại sự nhẹ nhàng, độ mềm mại. Vải voan lụa có độ mỏng, nhẹ nhất định. Đây là một chất liệu lý tưởng cho những ai thích chất vải mềm và dòng thời trang thanh lịch, nữ tính. Vải voan lụa vốn là một chất liệu may mặc dành cho tầng lớp thượng lưu. Nhưng ngày nay, voan lụa được sử dụng nhiều cho mọi tầng lớp, được biến tấu thành vải voan in hoa, voan bóng, dập họa tiết…

Vải Chiffon

Vải Chiffon cũng hay bị nhầm lẫn và gọi là vải voan. Đây là một loại vải thoi đơn giản với phần lưới dệt dạng bán lưới. Nhìn chung, loại chất vải Chiffon này có vẻ ngoài khá giống với vải ren.

Chỉ khác ở chỗ Chiffon được thiết kế với những lỗ hổng khít hơn. Đặc điểm dễ nhận biết ở loại vải này chính là sự mềm, mịn, độ bóng vừa phải, có cảm giác hơi thô khi sờ vảo. Vải Chiffon có thể được dệt từ nhiều chất liệu khác nhau như  voan lụa, tơ sợi tổng hợp….

Vải Chiffon là một loại vải thoi đơn giản với phần lưới dệt dạng bán lưới.

Những năm 1700, vải Chiffon được làm từ lụa nên có giá thành rất đắt. Đến năm 1938, chất liệu Nylon được ra đời, đánh dấu một sự chuyển mình của ngành vải. Chiffon được sản xuất từ chất liệu Nylon với giá thành rẻ và số lượng lớn.

Một trong những đất nước ứng dụng phổ biến vải Chiffon là Ấn Độ. Trang phục truyền thống ở đất nước này là Sarees, chủ yếu được làm từ Chiffon. Ngành công nghiệp phim ảnh Bollywood cũng quảng bá cho loại vải đặc biệt này.

Vì những chiếc áo, bộ đầm làm từ Chiffon sẽ trở nên thuần khiết, nữ tính và thu hút hơn rất nhiều.Có rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa  voan và chiffon. Vì chúng có cùng nguồn gốc từ lụa. Tuy nhiên, Chiffon chỉ là một loại vải voan, chứ không phải tất cả các loại vải voan đều là Chiffon.

Ứng dụng của chất liệu vải voan trong đời sống

Ứng dụng trong thời trang

Vải voan được sử dụng rộng rãi trong ngành dệt may. Các sản phẩm thường thấy như may đầm cô dâu trong ngày trọng đại, váy maxi, váy bà bầu, váy công chúa,… Đồng thời, voan cũng thích hợp để làm các loại phụ kiện bao gồm ruy băng, khăn choàng, đồ lót.

Trang phục từ vải voan là sự lựa chọn hoàn hảo cho các cô nàng gầy. Vì chúng có độ rủ mềm mại giúp thân hình trở nên đẫy đà, cân đối hơn. Với những bộ quần áo này, chi tiết phồng, cổ bèo là điểm nhấn cho trang phục. Các nhà thiết kế thường hạn chế sử dụng hoa văn quá lớn hoạt tiết cầu kỳ, rườm rà.

Vải voan thường được dùng để làm váy cưới vì nó tạo nên vẻ đẹp nhẹ nhàng, thanh nhã cho cô dâu

Đặc biệt là vải voan thường được dùng để làm váy cưới. Chẳng cô dâu nào thể từ chối được bộ váy lộng lẫy làm từ vải voan. Đó là vẻ đẹp nhẹ nhàng, thanh nhã được biến tấu thành vô số kiểu dáng trang phục thanh lịch, quyến rũ. Đồng thời, vải voan đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện các bước nhảy uyển chuyển cho màn trình diễn của các vũ công thêm phần ấn tượng.

Voan cũng được ứng dụng trong rất nhiều trang phục truyền thống ở các nước. Ví dụ điển hình là áo dài Việt Nam, váy bồng trong giới quý tộc châu Âu, Sarees của Ấn Độ, Hanbok Hàn Quốc, Kỳ Bào Trung Hoa,…

Ứng dụng vải voan để may đồng phục

Vải voan với tính chất mềm mại, nữ tính được rất nhiều chị em công sở lựa chọn để làm vải may áo sơ mi cách điệu, vải may váy, vải may đầm. Các trang phục phổ biến là áo công sở, đầm dạ hội thời thượng sang trọng… Đặc biệt nhất là áo dài. Vào những dịp lễ, tết như chào xuân năm mới, mừng ngày Quốc tế Phụ nữ thì rất nhiều đoàn thể đã lựa chọn áo dài từ vải voan để diện.

Đồng phục từ vải voan tạo nên một vẻ thống nhất, chỉnh chu cho đội hình nhân viên nữ. Nhưng vẫn giữ được nét thanh lịch, uyển chuyển, dịu dàng nhẹ nhàng không quá cứng nhắc trong môi trường công sở.

Vải voan với tính chất mềm mại, nữ tính được rất nhiều chị em công sở lựa chọn để may đồng phục.

Ứng dụng vải voan trong đời sống

Với đặc điểm mềm mại, trọng lượng nhẹ, voan thường được chọn để làm đồ thủ công đẹp mắt. Bạn có thể sử dụng chúng để trang trí cho ngôi nhà thân yêu của mình. Đó là những sản phẩm như hoa voan, khăn bàn, bọc ghế, làm ga giường, làm dây nơ trang trích balo, túi xách làm quà tặng cho các bạn gái, nơ kẹp tóc cá tính cho sinh viên, học sinh tiểu học, cho các em bé nữ, .

Ngoài ra, chất vải voan là sự lựa chọn hoàn hảo để tạo không gian thoáng đãng, mềm mại. Đó là lý do vải voan còn được dùng làm rèm của. Vẻ đẹp lộng lẫy, mềm mại của voan thật sự làm nổi bật khung cửa,  khiến căn phòng trở nên cao cấp hơn.

Hướng dẫn bảo quản chất liệu vải voan

Vải voan không khó giặt nên bạn có thể lựa chọn giữa việc giặt bằng máy hoặc bằng tay. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý những đặc điểm sau để bảo quản vải voan một cách tốt nhất.

  • Để tránh tình trạng rách áo, bạn nên cởi hết khuy áo trước khi cho vào máy giặt.
  • Không ngâm trang phục voan trước khi giặt.
  • Giặt voan với sữa tắm hoặc dầu gội để tránh trường hợp phai màu.
  • Sử dụng móc treo gỗ hoặc vải bọc để không làm vải đổi màu. Lưu ý, móc sắt có thể làm vải bị rách, hỏng, đó là kinh nghiệm của chúng tôi chia sẻ cho khách nên biết rất nhiều người mắc lỗi này
  • Với loại vải voan co giãn, móc ngang trang phục và lật mặt trái vải.
  • Không phơi vải trực tiếp dưới ánh nắng gay gắt của mặt trời.
  • Sau khi quần áo khô hoàn toàn, bạn nên bảo quản ở nơi khô thoáng, tránh trường hợp ẩm mốc. Việc bảo quản quá lâu sẽ khiến vải nhanh hỏng vì vậy hãy sử dụng nó thường xuyên nhé.
  • Trong trường hợp may vá, hãy kẹp chúng giữa 2 mặt giấy để cố định mặt vải.
  • Nên giữ vải chắc chắn và ổn định để không làm vải bị co lại làm hỏng toàn bộ chất liệu.

Giá của vải voan bao nhiêu tiền? Mua ở đâu để có giá tốt?

Vải voan tốt nhất có giá bao nhiêu tiền đó là câu hỏi của người khách hàng muốn may trang phục từ vải này? Và nên mua ở đâu để có giá rẻ nhất cho từng loại voan

  • Vải voan trơn chiffon có giá rẻ nhất từ 80.000 đến 160.000đ/ mét
  • Vải voan in hoa có giá từ 200.000đ đến 300.000đ/mét
  • Vải voan lụa có giá mắc nhất từ 500.000đ/ đến 1.000.000 đ/mét

Hãy hỏi người bán để phân biệt đúng loại voan để tránh mua phải vải giá mắc nhé. Bạn có thể mua vải voan ở các chợ vải sau: ở Tphcm mua ở Chợ vải Tân Bình, chợ vải Phú Thọ Hòa, chợ vải Soái Kình Lâm, ở Hà Nội mua ở chợ vải Ninh Hiệp, chợ Vải Phùng Khắc Khoan. Hi vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chất liệu vải voan. Hãy tiếp tục theo dõi những bài viết tiếp theo của Đồng Phục 24Hđể cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về may mặc và thời trang bạn nhé!

Xem thêm các loại vải dùng để may áo sơ mi khác ngoài vải voan như: vải kate, vải bam boo, vải lụa, vải thô

Xem thêm 1 số loại vải khác thường dùng để làm vải may váy đầm như: vải phi bóng, vải ren, vải lụa, vải đũi, vải gấm, vải linen, vải nhung

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Xưởng May Đồng Phục 24H

Địa chỉ: 276 Trần Thị Cờ, Tân Thới An, Quận 12

Website : maydongphuc24h.vn

Điện thoại: 0974 498 600 – Mr. Tiến

Email: maydongphuc24hh@gmail.com

Fanpage : Fanpage May Đồng Phục 24H

5/5 - (1 bình chọn)