Đối với những bạn muốn tìm hiểu sâu và lĩnh vực may mặc thì không thể không biết đến thuật ngữ fabric – một thuật ngữ quen thuộc khi lựa chọn vải may mặc. Tuy đây là một từ thường thấy và rất gần gũi nhưng không phải ai cũng biết nó là gì. Nếu bạn muốn tăng thêm những kiến thức chuyên ngành để lựa chọn ra những chất liệu phù hợp thì đừng nên bỏ qua bài viết này nhé!
Fabric là gì?
Bạn biết gì về vải fabric? fabric là chất liệu gì?
Không ít người thắc mắc “vải fabric là gì?” khi nghe đến vải fabric vì nó có vẻ xa lạ, người ta thường nói về vải cotton, vải thun cá sấu,… nhưng ít ai đề cập đến chất liệu fabric. Vậy nên dưới đây là câu trả lời dành cho bạn
Trước tiên bạn cần biết, Fabric (hay còn được biết đến cái tên khác là Fashion Fabric) là một thuật ngữ trong tiếng Anh dịch ra có nghĩa là vải vóc (chất liệu dùng để may mặc)
Fabric là vải vóc
Fabric có thể làm từ đa dạng chất liệu khác nhau, có thể làm từ sợi dệt hoặc không dệt. Ngoài ra, chúng còn có thể được sản xuất bằng nhiều phương pháp khác nhau như móc, dệt hay đan,… Song, đa số trên thị trường hiện nay đều lựa chọn phương pháp dệt vì những tiện lợi mà nó mang lại.
Có thể nói vải fabric cực kì đa dạng phù hợp với mọi phong cách của người sử dụng. Nếu bạn đang hướng đến phong cách cổ điển thì không thể bỏ qua những chất liệu như tuyn thêu, ren tinh tế, vải tweed,… Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lựa chọn những loại vải mặc thông thường khác, phổ biến có thể nói là cotton
Nguyên liệu làm nên fabric rất đa dạng và phong phú, có thể kể đến như một số loại sợi thực vật (như sợi cotton, sợi lanh, sợi tre, thông,…), lông động vật (như cừu, alpaca,..), côn trùng (như tằm,…) và bên cạnh đó còn có thể lấy từ những chất liệu như dầu thô, than đá,…
Fabric có những công dụng gì?
Nếu hiểu được thuật ngữ fabric rồi thì có lẽ bạn sẽ thấy nó cực kì quan trọng. Bởi nó được xem là một chất liệu được được hoàn thành và cho ra sản phẩm cụ thể. Chúng đã được xử lý và thực hiện các công đoạn sản xuất như dệt, đan, móc… Để tạo nên một chất liệu vải hoàn chỉnh. Tạo nên công dụng chính của Fabric là dùng để may quần áo.
Nguyên liệu của vải fabric gồm những loại nào?
Như đã đề cập ở trên, nguyên liệu làm ra fabric cực kì đa dạng, sợi thực vật, lông động vật, côn trùng và bên cạnh đó còn có thể lấy từ những chất liệu như dầu thô, than đá,…
Lông cừu dệt vải
5+ loại vải fabric phổ biến hiện nay
Fabric rất đa dạng chủng loại với từng đặc tính khác nhau, dưới đây là 5 loại fabric phổ biến nhất trên thị trường hiện nay
Vải fabric loại sợi cotton – cotton fabric
Có thể nói đây là một trong những loại vải phổ biến và được ứng dụng nhiều bậc nhất hiện nay.
Sợi cotton là một loại sợi có thể lấy được trong nhiều loại thực vật khác nhau như bông, cây thông trong tự nhiên,…
Loại sợi này được đánh giá rất cao về khả năng thấm hút mồ hôi cực kì tốt, lên đến 65% so với trọng lượng thực tế nên khi mặc vào có cảm giác cực kì thoáng mát, dễ chịu. Chính vì thành phần tự nhiên nên hoàn toàn lành tính với làn da, kể cả da nhạy cảm nên thường được ứng dụng nhiều trong may mặc, thậm chí quần áo cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ,…
Nhắc đến ưu điểm thì cũng không nên bỏ qua nhược điểm, loại vải này có hạn chế khá lớn chính là thường dễ bị nhăn, dễ bẩn, dễ bám bụi… Bên cạnh đó, độ bền của chúng cũng không được đánh giá cao, dễ bị nhão, giãn sau quá trình sử dụng đặc biệt đối với những loại cotton nguyên chất giá tiền khá cao
Vải fabric loại sợi lụa
Đây cũng được xem là chất liệu thuộc phân khúc cao cấp bởi nó có thành phần hính thường được làm từ kén tơ tằm
Ưu điểm lớn nhất của vải fabric lụa có thể nhắc đến chính là mình vải cực kì nhẹ, mỏng, mịn, bóng mượt, độ thấm hút mồ hôi rất tốt, lướt nhẹ trên da một cách dễ chịu, đem đến cảm giác thông thoáng, thoải mái nên được rất nhiều người yêu thích.
Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế bởi loại vải này thường kém bền với nhiệt, khi tiếp xúc với nhiệt độ cao chúng thường có xu hướng co rút, biến dạng, đùn lại,… bên cạnh đó, việc phơi chúng dưới ánh nắng gay gắt của mặt trời cũng dễ bị biến đổi màu sắc nên cần lưu ý
Vải fabric loại sợi lụa
Vải fabric loại sợi len
Đây là một chất liệu khá phổ biến trong lĩnh vực may mặc, thường được dùng những khi thời tiết trở lạnh
Đối với len sợi, nguồn gốc của chúng thường được làm từ lông cừu, lông dê hoặc từ lông của một số loại động vật khác. Sản xuất chất liệu này bằng phương pháp quay các sợi lông hoặc bện chúng để tạo thành một sự liên kết sợi dài
Ưu điểm có thể kể đến như: đây là một chất liệu hút nước rất tốt, sợi len nhẹ, có độ xốp và hầu như không nhăn trong quá trình sử dụng. Đặc biệt có thể kể đến khả năng giữ ấm rất tốt của chất liệu này
Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của sợi len có thể kể đến là dễ bị nấm mốc trong quá trình bảo quản
Vải fabric loại sợi tổng hợp
Một loại vải khắc phục được khá nhiều nhược điểm và mang lại những đặc tính nổi bật chính là vải sợi tổng hợp – một chất liệu được sản xuất bằng cách tổng hợp Polymer
Như đã nói, ưu điểm của loại vải sợi này khá nhiều, bao gồm: được dùng để làm vải dệt may, dệt tất,…, sợi PVA được dùng để may quần áo lao động và lưới đánh cá, sợi PU dùng để dệt vải Lycra hoặc kết hợp với các loại sợi khác để may các trang phục ôm sát cơ thể như áo vận động viên, quần áo lót,…
Tuy nhiên cũng không thể không nói đến nhược điểm: vải thường không có độ thấm hút cao, thành phần không lành tính, việc sản xuất ảnh hưởng đến môi trường,…
Vải fabric loại sợi nhân tạo
Và cuối cùng trong danh sách chính là Vải fabric loại sợi nhân tạo. Đối với loại này thì chúng thường được làm từ những nguyên liệu khác nhau từ gỗ, tre, nứa,… cộng thêm với một số chất hóa học với liều lượng vừa đủ để sản xuất ra sợi và dệt vải
Chúng sở hữu nhiều ưu điểm như: có độ bền chắc, có khả năng chống nước, giá thành thường rẻ hơn so vơi những loại vải tự nhiên,…
Tuy nhiên chúng vẫn còn một số hạn chế như: do có thành phần hóa học nên chúng thường không an toàn tuyệt đối với làn da cũng như kém thân thiện với môi trường,…
Cách phân biệt giữa Fabric và Textile đúng nhất
Trong hàng ngàn những thuật ngữ thì việc lẫn lộn những từ ngữ với nhau là một điều hoàn toàn không thể tránh khỏi. Và nhiều người hay bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm Fabric và Textile. Đối với khái niệm fabric chúng ta đã tìm hiểu qua rồi, còn textile là gì hãy cùng tìm hiểu và cùng phân biệt hai chất liệu này nhé!
Trước khi phân biệt chúng ta cần điểm sơ qua textile là gì đã nhé!
Textile là gì?
- Textile là một thuật ngữ trong ngành may mặc xuất phát từ tiếng Latinh có ý nghĩa là dệt may
- Do khái niệm textile có thể dùng để chỉ một sản phẩm (đã hoàn thành hoặc chưa) nên công dụng không thể nói cụ thể
- Tương tự fabric, nguyên liệu làm nên textile cũng khá đa dạng, chúng có thể được làm từ sợi, vải hoặc sự kết hợp giữa 2 chất liệu vải và sợi lại để có thể chế tạo và dệt ra một loại chất liệu mới
- Có thể nói một cách dễ hiểu thuật ngữ Textile (dệt may) là một từ bao gồm thuật ngữ Fabric (vải sợi)
Hãy cùng so sánh bằng bảng dưới đây nhé!
Trên đây là một số thông tin về fabric và textile cùng với cách phân biệt và hàng loạt những công dụng cũng như chủng loại của chúng. Hi vọng với những gì May đồng phục 24h mang lại sẽ hữu ích cho bạn!
>>> Xem thêm các loại vải may được ưa chuộng nhất