Nhắc đến một trong những chất liệu óng ả, thướt tha, cao cấp, chắc hẳn không ít bạn hình dung ngay đến vải lụa đúng không? Đó là điều dễ hiểu bởi từ xưa đến nay lụa được xem như một “nàng thơ” trong làng vải cũng như trong lòng giới điệu mộ.
Ngày nay, khi công nghệ may mặc ngày càng tiên tiến thì việc sản xuất vải lụa trở nên dễ dàng hơn, tiếp cận được nhiều người dùng hơn, nổi tiếng nhất tại thì trường Việt Nam. Vậy nên trong bài viết này hãy cùng Đồng Phục 24H khám phá về vải lụa cũng như 5 loại lụa phổ biến nhất nhé!
Xem thêm:
- Các loại vải may đồng phục phổ biến hiện nay
- Các loại vải may áo sơ mi được sử dụng nhiều hiện nay
- Các loại vải may váy hiện nay
Vải lụa là vải gì?
Trước tiên, có thể thấy vải lụa là một chất liệu được làm từ một loại tơ, thường thấy và cũng là nguyên liệu tốt nhất để sản xuất lụa chính là sợi tơ tằm. Mình vải lụa mỏng, mịn, óng ả, mượt mà như suối. Có thể nói quy trình sản xuất vải này rất công phu, được xem như một nghề thủ công mỹ nghệ.
Việt Nam có khá nhiều làng lụa như: Làng nghề Vạn Phúc, Làng nghề Lụa Mã Châu, Làng nghệ lụa Tân Châu, Làng lụa Nha Xá, Làng lụa Bảo Lộc,… Những người thợ sau khi trải qua quá trình nuôi tằm sẽ tiến hành thu hoạch và se các sợi tơ ra để đan dệt thành lụa.
Chính vì sự công phu trong khi dệt vải nên được xem là một chất liệu đắt tiền. Việc cho tằm ăn quyết định phần lớn chất lượng của tơ được nhả ra. Những loại lá thường được dùng để nuôi tằm như: lá dâu, lá sồi, lá lạc và lá sắn. Trong đó phổ biến và được dùng nhiều chiếm tới 95% trên toàn cầu chính là lá dâu. Trải qua hàng nghìn năm cải tiến và phát triển, cho tới ngày nay lụa vẫn được xem là một chất liệu cao cấp chiếm cảm tình của rất nhiều người.
Nguồn gốc của vải lụa
Được biết là một chất liệu có nguồn gốc hình thành lâu đời bậc nhất, theo những di tích cũng như những tài liệu khảo cổ được để lại, nghề dệt lụa đã có mặt từ rất lâu, khoảng 6000 năm trước công nguyên. Nơi khởi nguồn cho chất liệu này chính là Trung Quốc.
Ngày xưa, chỉ tầng lớp vua chúa, quý tộc, giới thượng lưu, cần quyền mới được sử dụng chất liệu này. Nó cũng được xem như một trong những cống phẩm quý giá lúc bấy giờ Sau quá trình ra đời, nhận thấy được tiềm năng của loại vải nên nhiều người bắt tay vào sản xuất, không lâu sau nó cũng nhanh chóng phổ biến và thịnh hành ở toàn Trung Quốc, là loại vải được dùng phổ biến ở mọi tầng lớp, thậm chí may thường phục.
Xem thêm:
- Vải viscose có đặc điểm gì nổi bật
- Đặc điểm của vải chiffon
Với sức hút của mình, lụa lan rộng toàn Châu Á, trở thành một loại vải nổi trội, có tầm ảnh hưởng lớn, được xem như một chất liệu cao cấp, vẻ đẹp trong veo óng ả, có độ bền cao. Sự yêu thích vải này ngày một tăng khi chúng được đem tận sang những nước Châu Âu, đi xuyên qua nhiều quốc gia. Có lẽ do những đặc tính mà nó mang lại nên nó vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt cho đến tận ngày nay.
Ở Việt Nam, thời kì xuất hiện vải lụa lâu nhất được nghiên cứu là ở đời vua Hùng thứ 6 – cột mốc xuất hiện làng chăn tằm, ươm tơ ở huyện Ba Vì. Với sự ưa chuộng cùng với bề dày kinh nghiệm mà cho đến tận nay những làng nghề dệt lụa truyền thống vẫn còn được bảo tồn và phát huy trọn vẹn trên thị trường ngày nay.
Quy trình sản xuất vải lụa
Bước 1: Quy trình chăn tằm
Người ta phải canh thời điểm thuận lợi để chăn tằm, thường là vào mùa xuân – thu, lúc khí hậu mát mẻ, không quá lạnh ẩm hay khô hanh. Quá trình tằm nở đến lúc nhả tơ vào khoảng 23 – 25 ngày, bao gồm trải qua 4 lần lột xác và 4 độ tuổi tằm khác nhau
Nguồn cung cấp thức ăn chính của tằm 95% là lá dâu (ngoài ra còn có lá sồi, lá lạc, lá sắn tuy nhiên không phổ biến bằng). Lá dâu tằm phải được trồng ở những vùng đất sạch, màu mỡ. Tằm sẽ ăn suốt ngày đêm sau 3 tuần phát triển thì chúng đạt kích thước tối đa và bò đến nơi thích hợp để nhả tơ và tạo kén.
Bước 2: Quy trình nhả kén tằm
Những người thợ dệt sẽ dùng một chiếc né được làm từ thân cây đay tạo thành 5 lớp với những ô có hình chữ nhật thông thoáng để thực hiện công đoạn này và tiến hành cho cho tằm bắt đầu nhả kén
Những con tằm sẽ bắt đầu bằng việc nhả ra những sợi tơ nhằm tạo ra vỏ bọc thô bên ngoài giúp chúng cố định tổ kén sau đó nó nằm trong kén và chuyển động theo hình số 8 khoảng 3000 lần để nhả tơ tạo thành sợi có chiều dài gần 1000 km quấn quanh kén. Nghe thì có vẻ nhiều nhưng thật chất nó mỏng manh nên chỉ cuộn thành một chiếc kén nhỏ tầm ngón tay cái
Bước 3: Quy trình ươm tơ tằm
Sau khi tằm nhả tơ tạo kén được khoảng 1 tuần thì chúng bắt đầu ươm. Thường thì công đoạn này khá nhanh chóng khoảng tầm 5 ngày vì nếu lâu hơn tằm nở thành con ngài và cắn lớp kén bên ngoài chui ra, tạo ra những mặt cắt ngang sợi tơ như vậy tơ tằm sẽ bị vụn và không se sợi được nữa
Do đó, sau 5 ngày ươm tơ, người ta sẽ cho kén vào trong nước thật sôi để chất sericin trong kén tan ra với mục đích xác định được mối tơ và bắt đầu se sợi tơ. Đây được xem như công đoạn chuẩn bị nguyên liệu thô cho công đoạn dệt lụa
Xem thêm:
- Vải bamboo có ưu nhược điểm gì?
- Vải thô được phân loại như thế nào?
Bước 4: Quy trình dệt lụa
Không phải lúc nào người ta cũng giữ phương pháp dệt lụa cố định mà họ sẽ phụ thuộc vào chất lượng của sợi tơ mà điều chỉnh độ dày mỏng của lụa. Quá trình này chính là cột mốc tạo ra nhiều loại vải lụa khác nhau với độ dày mỏng, bóng mềm hay cứng khác nhau, áp dụng kĩ thuật dệt vân đoạn, sự đan kết chặt chẽ giữa sợi giúp không bị nhăn khi giặt và mang lại tính thẩm mỹ mà vải lụa mang lại.
Bước 5: Quy trình nhuộm màu vải lụa
Để quyết định hình thức, tạo nên tính thẩm mỹ, vẻ ngoài cho vải này, người ta sẽ tiến hành nhuộm vải (bởi màu nguyên bản của lụa chỉ là màu trắng ngà). Trước khi tiến hành nhuộm màu lụa sẽ được ngâm trong nước ấm để loại bỏ sạch sẽ lớp keo trên bề mặt sợi. Sau đó dùng những nguyên liệu thiên nhiên như vỏ cây, lá cây, các loại củ như củ nâu,… để nhuộm màu và ngâm lụa trong đó. Tùy vào yêu cầu sản phẩm đầu ra mà vải lụa có thể được nhuộm những màu khác nhau cũng như có những hoạt tiết khác nhau…
Đặc điểm của chất liệu vải lụa
Vải lụa mang nhiều đặc tính khiến người tiêu dùng yêu thích
Ưu điểm
- Mềm mại và mịn màng: Lụa có đặc tính mềm mại và mịn màng, mang lại cảm giác thoải mái và êm ái khi tiếp xúc với da.
- Bóng loáng: Lụa có độ bóng loáng tự nhiên, tạo nên vẻ sang trọng và quý phái khi sử dụng.
- Thoáng khí: Với độ thoáng khí, vải lụa rất thoáng mát, phù hợp với khí hậu nóng ẩm.
- Dễ uốn cong và dễ cắt may: Với độ co giãn và độ dẻo dai, vải lụa rất dễ uốn cong và dễ cắt may thành các kiểu dáng đa dạng.
- Kháng khuẩn và chống tĩnh điện: Lụa có khả năng kháng khuẩn và chống tĩnh điện, giúp giữ gìn sức khỏe và sự thoải mái cho người sử dụng.
Nhược điểm
- Dễ nhăn: Lụa rất dễ nhăn và khó ủi, do đó cần chú ý khi giặt và bảo quản ở nhiều gốc độ khác nhau.
- Dễ bị rách: Vì độ dẻo dai và mềm mại, nên lụa rất dễ bị rách nếu không được xử lý cẩn thận.
- Đắt đỏ: Vải lụa là một loại vải quý hiếm, do đó giá cả khá đắt đỏ so với các loại vải thông thường do áp dụng kỹ thuật dệt vân đoạn để tạo nên vải lụa phổ biến trên thị trường hiện nay.
- Nhạy cảm với ánh nắng: Vải lụa dễ bị ảnh hưởng bởi ánh nắng mặt trời, nên cần được bảo quản trong môi trường thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp.
- Khó vệ sinh: Vì tính chất dễ nhăn và dễ bị rách, lụa khó vệ sinh và có thể bị hư hỏng nếu giặt không đúng cách.
Xem thêm:
Top 5 loại vải lụa phổ biến nhất hiện nay
Nhằm đa dạng giá thành, chủng loại để người mặc có nhiều sự lựa chọn mà trên thị trường ngày nay xuất hiện rất nhiều loại vải lụa khác nhau, dưới đây là 5 loại phổ biến nhất.
Vải lụa cotton
Vải này được tổng hợp từ 2 nguyên liệu chính là cotton và lụa do đó nó thừa hưởng những đặc tính của cả 2 chất liệu: Lua cotton vẻ ngoài sáng bóng, có khả năng chống tĩnh điện, không nhăn, độ thấm hút cực kì tốt,…
Vải lụa tơ tằm
Lua to tam là một trong những loại vải được xếp vào hàng cao cấp bậc nhất hiện nay do đó vô cùng giá trị và giá vải lụa tơ tằm rất cao. Quá trình sản xuất phải phải được dệt thủ công đòi hỏi tay nghề, kinh nghiệm lâu năm. Màu sắc khá đơn điệu, họa tiết không nhiều.
Hiện nay Việt Nam có khá nhiều làng nghề lụa như: Làng nghề Vạn Phúc, Làng nghề Lụa Mã Châu, Làng nghệ lụa Tân Châu, Làng lụa Nha Xá, Làng lụa Bảo Lộc,… Vải lụa tơ tầm là một loại vải được làm từ sợi tơ tầm của con giòi tơ tầm. Đây là loại vải cao cấp với nhiều đặc tính ưu việt:
- Độ mềm mại và mịn màng: Lụa tơ tầm có cảm giác mềm mại và mịn màng nhưng vẫn rất bền. Điều này là do sợi tơ tầm có đường kính nhỏ và sợi vải được dệt chặt.
- Độ bóng và độ sáng: Vải lụa tơ tầm có độ bóng cao và độ sáng bóng. Điều này là do sợi tơ có vẻ óng ánh được dệt chặt và có độ co giãn tốt, giúp vải tạo ra các đường nằm thẳng, đồng thời cũng giúp vải đón ánh sáng và phản chiếu ánh sáng tốt hơn.
- Khả năng hấp thụ mồ hôi: Vải lụa tơ tầm có khả năng hấp thụ mồ hôi tốt, giúp bạn luôn khô ráo và thoải mái trong mùa hè.
- Độ bền cao: Mặc dù mềm mại và mỏng nhẹ, nhưng vải lụa tơ tầm vẫn có độ bền cao, chịu được sự mài mòn và tuổi thọ của nó là rất lâu.
- Thoáng khí: Vải lụa tơ tầm rất thoáng khí, giúp bạn cảm thấy mát mẻ và thoải mái trong mùa hè nóng bức.
- Dễ chăm sóc: Vải lụa tơ tầm có thể giặt tay hoặc giặt máy với chế độ giặt nhẹ, nên rất dễ chăm sóc.
Vải lụa gấm
Vai lua gấm được làm từ 2 nguyên liệu là lụa và gấm nên nó thừa hưởng những đặc tính ưu việt nhất của 2 chất liệu này. Được xem như một chất liệu cao cấp bậc nhất thường dùng để may lễ phục hoặc chăn ga gối cao cấp
Vải lụa satin
Lụa satin cũng không còn quá xa lạ – một chất liệu được làm từ tơ tằm cao cấp với phương pháp dệt vân đoan nên đem đến vẻ ngoài bóng mịn, thẩm mỹ cao, kết cấu chặt chẽ
Lụa satin còn được ứng dụng phổ biến khi may váy cười, đầm dạ hội với độ bóng mượt và mềm mại từ tự nhiên
Vải lụa cát
Nếu bạn không thích vẻ ngoài bóng bẩy thì đây là chất liệu thích hợp. Vải lụa cát mềm mỏng, có độ rũ, bề mặt hơi nhám, được dùng nhiều khi may áo dài
Ứng dụng của vải lụa trong các lĩnh vực đời sống
Vải lụa được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: may áo sơ mi đồng phục, may váy đồng phục công sở, may đầm, trang trí nội thất, rèm cửa, màn che, chăn ga gối, dùng trong các ngành quốc phòng và y học, lớp cách điện, bọc dây của các máy phát điện, lót bao lớp máy bay, dệt vải dù, áo chống độc, bao đựng thuốc nổ, làm chỉ khâu y tế,…
Vải lụa là một loại vải mịn, bóng và đẹp được làm từ sợi tơ tằm. Nó được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực đời sống như thời trang, trang trí nội thất và thậm chí cả y tế. Dưới đây là một số ứng dụng của vải lụa trong các lĩnh vực khác nhau:
Thời trang
Vải lụa là một trong những loại vải được sử dụng phổ biến trong ngành thời trang. Nó được sử dụng để tạo ra những chiếc váy, đầm, áo sơ mi, quần tây, áo khoác và nhiều sản phẩm thời trang khác. Vải lụa còn được sử dụng để trang trí cho các bộ trang phục và phụ kiện, chẳng hạn như khăn quàng cổ, mũ, túi xách và giày.
Nội thất
Vải lụa được sử dụng rộng rãi trong thiết kế nội thất để tạo ra những bộ rèm cửa, màn trang trí và vỏ ghế. Với đặc tính mềm mại và bóng loáng, vải lụa thường được sử dụng để tạo ra những bộ rèm cửa hoặc màn cửa sang trọng.
Trang trí và nghệ thuật
Vải lụa cũng được sử dụng trong các dự án trang trí và nghệ thuật. Với độ bóng loáng và sự mềm mại, vải lụa được sử dụng để tạo ra những bức tranh lụa, tượng lụa và những bức tường phủ lụa.
Các sản phẩm y tế
Vải lụa cũng được sử dụng trong sản xuất các sản phẩm y tế như dây khâu, băng dính y tế và các sản phẩm y tế khác.
Sản xuất đồ lót và trang phục ngủ
Với độ thoáng khí và sự mềm mại, vải lụa cũng được sử dụng để tạo ra những bộ đồ lót và trang phục ngủ. Vải lụa còn có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống hàng ngày.
Bảo quản vải lụa sao cho bền nhất
Mách bạn cách bảo quản vải lụa đúng cách nhất:
- Dùng đúng hóa chất giặt lụa
- Phân loại quần áo trước khi giặt
- Không ngâm lụa lâu
- Tránh tác động lực mạnh lên vải
- Tránh ánh nắng trực tiếp
- Ủi mặt trái
Trên đây là một số khám phá về vải lụa, hi vọng với những thông tin mà Đồng Phục 24H mang lại sẽ hữu ích với bạn!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Xưởng May Đồng Phục 24H
Địa chỉ: 276 Trần Thị Cờ, Tân Thới An, Quận 12
Website : maydongphuc24h.vn
Điện thoại: 0974 498 600 – Mr. Tiến
Email: maydongphuc24hh@gmail.com
Fanpage : Fanpage May Đồng Phục 24H