Với sự phát triển của công nghệ may mặc ngày càng cho ra đời đa dạng những loại vải bóng bẩy khác nhau. Tuy nhiên, với vẻ mộc mạc, đơn sơ nhưng không kém phần hiện đại, trang nhã của mình vải canvas (vải bố) dễ dàng chiếm được vị thế trong lòng người tiêu dùng. Không những vậy, vải canvas còn có giá thành phù hợp với rất nhiều khách hàng và thân thiện với môi trường. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu loại vải này thì hãy khám phá chúng qua bài viết dưới đây nhé!
Xem thêm:
- Các loại vải may đồng phục phổ biến hiện nay
- Tồng hợp các loại vải may tạp dề được sử dụng nhiều
Vải canvas là gì? Nguồn gốc của vải canvas xuất phát từ đâu?
Chính vì tốc độ phát triển không ngừng của lĩnh vực may mặc mà hiện nay trên thị trường xuất hiện khá nhiều nguyên liệu dệt may. Nếu bạn thắc mắc vải canvas là gì và nó bắt nguồn từ đâu thì dưới đây là câu trả lời dành cho bạn!
Vải canvas là vải gì?
Trước tiên, chúng ta cần phải biết canvas (hay còn được gọi là là vải bố, vải bạt, vải bố canvas hay vải bố thô) – một loại vải được dệt bằng sợi gai dầu. Chính vì vậy mình vải có độ dày, tuổi thọ cao. Trước kia chất liệu này được làm hoàn toàn từ sợi gai dầu. tuy nhiên, với sự đa dạng hóa ngày nay, vải canvas được dệt thêm từ những nguyên liệu khác như cotton, lanh, hemp hay sợi tổng hợp…
Chất liệu này được dùng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực đời sống, ứng dụng làm ra dài giày dép, ba lô, túi xách, buồm, rèm cửa và một số đồ trang trí nội thất chủ yếu là những vật dụng đòi hỏi sự bền chắc cao. Gần đây vải canvas còn được ứng dụng làm một số món đồ handmade, túi vải tote trông rất đẹp.
Xem thêm:
Nguồn gốc của vải canvas xuất phát từ đâu?
Thế nhưng, có bao giờ bạn thắc mắc loại vải này có nguồn gốc xuất phát từ đâu không?
Với thành phần chính là sợi cây gai dầu – một nguồn cung cấp sợi sớm nhất trên thế giới (loài cây này có vẻ ngoài gần giống với cây cần sa). Vào khoảng những năm 3000 Trước Công Nguyên (TCN) người Trung Quốc đã biết dùng sợi cây gai dầu để tạo ra dây thừng. Đến những năm 1500 TCN, người Ấn Độ đã thêm bông vào dệt cùng sợi gai dầu để tạo ra những thước vải khác nhau.
Tuy nhiên đến tận thế kỉ VIII, hai người thợ là Saracens và Moors đã mang bông từ Bắc Phi tới châu Âu khởi nguồn cho sự ra đời của vải canvas. Cũng chính từ đó, ở Barcelona và Venice, bông được cho thêm vào trong quá trình dệt thành vải canvas để sản xuất buồm cho các con thuyền. Tuy nhiên, những loại sợi thô sơ vẫn mắc phải một số nhược điểm về độ bền nên sau này bông đã được thay bằng một số nguyên liệu tổng hợp khác để chế tạo vải buồm
Vải canvas được biết đến rộng rãi hơn khi vào đầu thế kỷ 20, công ty J.Edmond & Sons của Mỹ đã sử dụng canvas vào sản xuất các loại băng truyền và một vài chi tiết ghép nối trong bánh xe nước
Quy trình sản xuất ra vải canvas
Nhìn chung, quy trình sản xuất vải canvas cũng không quá phức tạp, gồm 3 bước dưới đây:
Bước 1: Tiến hành kéo sợi
Sau khi thu hoạch bông vải chúng sẽ được đem đi đóng thành những kiện bông thô với những sợi bông có kích thước không đều lẫn trong đó là những tạp chất tự nhiên như đất cát, bụi,…
Tiếp theo, những kiện bông thô sẽ được đem đi đánh rối và được làm sạch sau đó thu thành những tấm bông phẳng, đều
Những tấm bông sẽ được đem đi kéo sợi thô nhằm tăng kích thước, độ bền và tiếp tục đánh thành từng ống. Tiếp theo chính là quá trình hồ sợi dọc, hiểu nôm na là quá trình dùng hồ tinh bột, tinh bột biến tính và một số các loại hồ nhân tạo như polyvinynalcol PVA, polyacrylat….để tạo màng hồ bao quanh sợi bông, tăng bộ bền, độ trơn và độ bóng của sợi để tiến hành dệt vải.
Bước 2: Quá trình dệt vải – xử lý hóa học
Sau khi được kéo sợi, những ống sợi sẽ được đem đi dệt có thể dệt thủ công nhưng công nghiệp hiện nay sản xuất với số lượng lớn thường dùng máy là chính. Sau đó, chúng sẽ được đem nấu ở áp suất và nhiệt độ cao trong các dung dịch hóa học và các chất phụ trợ để tách, loại bỏ phần hồ và các tạp chất thiên nhiên có trong sợi (quá trình này cũng bao gồm làm bóng sợi). Cuối cùng ở bước này chúng sẽ đươc đem đi tẩy trắng để quá trình nhuộm màu được diễn ra thuận lợi hơn
Bước 3 Quá trình nhuộm – hoàn thiện vải:
Những sợi vải sau khi được xử lý hóa học sẽ được đem đi ngâm trong các dung dịch phụ gia hữu cơ nhằm làm tăng khả năng hấp thụ màu vải. Sau đó người ta sẽ dùng các loại thuốc nhuộm tổng hợp pha thêm hóa chất phụ gia để nhuộm. Sau mỗi quá trình trên thì vải sẽ được giặt lại nhằm lọc đi những tạp chất còn sót lại trên vải
Bước 5: vải sẽ được đem đi giặt lại để làm mềm, tăng độ bền, chống co rút và ra màu,…
Xem thêm:
- Đặc điểm của vải kaki
- Ứng dụng của vải canvas trong may mặc
Ưu nhược điểm của chất liệu vải canvas
Để chiếm được vị trí nhất định trong lòng người tiêu dùng, chất liệu này phải có những đặc tính này phải có sự nổi trội và đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng
Ưu điểm của chất liệu vải canvas
Không phải tự nhiên mà vải bạt nhận được sự yêu thích của người tiêu dùng mà nhờ vào những ưu điểm dưới đây:
- Khả năng thấm hút mồ hôi tốt
- Vải có khả năng chống nước rất tốt
- Vải có khả năng giữ màu rất tốt, kể cả khi điều kiện bất lợi của môi trường
- Có thể kết hợp thêm chất hóa học khi sản xuất để cho ra đời chất liệu có nhiều ưu việt so với thành phần tự nhiên như: chống nước, kháng khuẩn, chống cháy
- Chất vải nhẹ, không kén phương pháp giặt và vệ sinh
- Chất liệu lành tính, an toàn với làn da người sử dụng cũng như thân thiện với môi trường
- Chất liệu khá đa dạng màu sắc (chủ yếu là những màu trung tính hoặc trầm) rất phù hợp với tiêu chí thẩm mỹ khi trang trí nhà cửa hoặc những phong cách chuộng sự tối giản, tinh tế, sang trọng
Nhược điểm của chất liệu vải canvas
Nói đến ưu điểm thì không thể không nhắc đến những hạn chế sau của vải:
- Lâu khô sau khi giặt
- Hạn chế những tác động của vật sắc nhọn
- Chất vải còn kém mịn màng
4 loại vải canvas phổ biến nhất hiện nay
Hãy cùng điểm qua 4 loại vải canvas làm từ 4 chất liệu khác nhau phổ biến trên thị trường hiện nay
Vải canvas dệt từ sợi gai dầu
Đây là loại vải canvas ra đời đầu tiên sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như: độ bền cao, chống ẩm mốc tốt, có khả năng chịu nhiệt rất tốt,… Nhìn chung chất liệu này còn khá thô, thiếu tính mềm dịu nên thường làm lều bạt
Vải canvas dệt từ sợi cotton
Một trong những loại vải bố canvas phổ biến hiện nay được dệt từ cotton Giá thành của vải không quá cao, độ bền ổn định nên thường được dùng sản xuất những sản phẩm thời trang may mặc
Vải canvas dệt từ sợi lanh
Sợi lanh cũng có thể dệt nên vải canvas, tuy nhiên quá trình sản xuất sợi lanh thường tốn nhiều chi phí nên giá thành sẽ cao hơn nhiều so với những loại vải còn lại.
Xem thêm:
Vải canvas dệt từ các loại sợi tổng hợp
Loại vải này được dệt từ chất liệu nhân tạo tổng hợp nên có độ bền cao, giá thành rẻ tuy nhiên vẫn mắc kha khá nhược điểm nên cần cân nhắc khi lựa chọn
Ứng dụng của vải canvas trong các lĩnh vực đời sống
Vải canvas được dùng trong rất nhiều lĩnh vực đời sống khác nhau như:
- Sản xuất các mặt hàng thời trang đa dạng như: túi, ví, quần áo, váy, đầm, giày, dép,…
- Sản xuất những mặt hàng gia dụng như: rèm cửa, khăn trải bàn, vỏ gối, bọc sofa…
- Ngoài ra còn được dùng để: làm vải may tạp dề giá rẻ, làm bìa sổ tay, ốp điện thoại, đồ trang trí handmade, tranh canvas, túi vải bố,…
Bảo quản vải canvas sao cho đúng đắn nhất
- Không dùng hóa chất tẩy có chứa Clo để tránh mục vải
- Đối với những món đồ đặc thù, khó giặt nên mang đến tiệm giặt chuyên dụng
- Nên giặt tay thay vì giặt máy và tránh lực vắt tác động quá mạnh lên vải
Trên đây là một số chia sẻ của May đồng phục 24h về vai canvas/ vải bố/ vải bạt. Hy vọng những thông tin trên bài sẽ hữu ích với bạn!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Xưởng May Đồng Phục 24H
Địa chỉ: 276 Trần Thị Cờ, Tân Thới An, Quận 12
Website : maydongphuc24h.vn
Điện thoại: 0974 498 600 – Mr. Tiến
Email: maydongphuc24hh@gmail.com
Fanpage : Fanpage May Đồng Phục 24H