Vải Viscose Là Vải Gì? Đặc Điểm & Phân Loại Vải Viscose

13 phút đọc
425 Lượt xem
30/10/2024

Nhắc đến vải nhân tạo, không thể quên đi cái tên vải viscose, hãy cùng tìm hiểu nhé! Trên thị trường trước kia phân ra vải tự nhiên và vải nhân tạo, vải tự nhiên thì quá đắt đỏ, nguồn nguyên liệu có phần khan hiếm và quy trình sản xuất đòi hỏi kinh nghiệm cao.

Trong khi đó, vải nhân tạo thì rẻ hơn, quy trình sản xuất có phần đơn giản hơn tuy nhiên lại ảnh hưởng rất xấu đến môi trường cũng như sức khỏe người sản xuất và sử dụng. Vậy thì một người nếu không có đủ kinh phí dùng vải thuần tự nhiên, không thích tác hại của vải nhân tạo thì họ nên dùng vải nào? Phù hợp nhất chính là vải tổng hợp, trung hòa được cả hai yếu tố.

Xem thêm:

Bạn biết gì về vải viscose

Vải viscose là vải gì?

Vải viscose hay còn được gọi là vải rayon – một loại vải tổng hợp với thành phần là chất xơ của sợi xenlulozơ tái sinh từ gỗ cây như đậu nành, mía, tre,… Về cơ bản, cấu trúc của chất liệu này tương đồng với vải cotton nên được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau

Vải viscose là vải gì?

Nguồn gốc của vải viscose xuất phát từ đâu?

Vải viscose bắt nguồn từ những nước Châu Âu vào những năm 1800 – thời điểm người ta đang tìm kiếm một loại chất liệu thay thế cho những sợi tơ tằm đắt đỏ. Không phụ lại sự mong mỏi, năm 1892 ba nhà khoa học người Anh là Charles Frederick Cross, Edward John Bevan và Clayton Beadle đã được cấp bằng sáng chế cho loại chất liệu này. Với đặc tính mịn màng, không đàn hồi, viscose ra đời như một chất liệu thương mại thay thế tơ tằm đắt đỏ. Sau quá trình phát triển và cải tiến, ngày nay vải viscose đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới.

Xem thêm:

Quy trình sản xuất vải viscose ra sao?

Không thuần tự nhiên như cotton, không thuần hóa học như polyester, loại vải này là sự kết tinh của 2 trường phái, do đó quy trình sản xuất khá phức tạp và đòi hỏi kỹ thuật cao. Chất liệu này thường được làm trong các nhà máy có quy mô lớn với hàng chục loại hóa chất, máy móc khác nhau.

Tùy vào tỷ lệ pha chế các thành phần các phụ gia trong khi sản xuất mà có thể ra được những loại sợi khác nhau sở hữu những đặc tính khác nhau. Song, quy trình sản xuất vải viscose cơ bản gồm những bước:

Bước 1: các nguyên liệu từ xenlulozo đã chuẩn bị sẽ được xay nhỏ ra và đem đi hòa tan cùng với một số hóa chất như natri hydroxit để tạo thành hỗn hợp dung dịch xenlulozơ kiềm có màu nâu gỗ. Ở bước này các tạp chất còn sót lại sẽ được loại bỏ, độ tinh khiết vừa đủ chỉ khi tỉ lệ xenlulozo chiếm từ 90%

  • Bước 2: Xenlulozơ kiềm được ép qua các con lăn để loại bỏ chất dư thừa. Những tấm ép được cắt thành nhiều vụn nhỏ.
  • Bước 3: Các vụn nhỏ, mịn sẽ được đem đi xử lý bằng carbon disulfide sau đó sẽ tiếp tục được hòa cùng natri hydroxit. Chất sinh ra được gọi là viscose tuy nhiên vẫn chưa hoàn thiện nên chúng sẽ tiếp tục được hoàn tan và ngâm trong vòng vài giờ.
  • Bước 4: Sau khi được ngâm, hỗn hợp dung dịch viscose sẽ được đẩy qua máy đùn sợi để tạo ra các sợi vải viscose – sợi xenlulozo phái sinh. Tiếp theo chúng sẽ được ngâm trong dung dịch axit sunfuric sau đó đặt kéo và rửa sạch.
  • Bước 5: Thành phẩm các sợi vải sẽ được đem đi dệt

Đặc tính của chất liệu vải viscose

Kể từ khi xuất hiện đến nay, vải viscose luôn chiếm được những cảm tình nhất định của người sử dụng. Điều đó là bởi chúng sở hữu những đặc tính ưu việt mà khó có loại vải nào thay thế được

Ưu điểm của chất liệu vải viscose

Không phải tự nhiên mà chất liệu này được yêu thích, dưới đây là ưu điểm của chúng:

  • Kết cấu có độ mỏng nhất định nên mặc lên rất thoáng mát, dễ chịu
  • Vải có độ thấm hút mồ hôi cực kì tốt
  • Hạn chế được hiện tượng nấm mốc trong quá trình sử dụng và bảo quản
  • Chất liệu vải không tích điện, có khả năng giữ form
  • Mình vải mềm mại có độ bóng, lướt nhẹ trên da rất dễ chịu
  • Không kén phương thức giặt giũ, có thể giặt máy
  • Vải dễ nhuộm, màu sắc đa dạng, có độ bền màu
  • May được nhiều kiểu dáng thiết kế
  • Vải có khả năng phân hủy sinh học và tái chế

 

Xem thêm:

Nhược điểm của chất liệu vải viscose

Tuy nhiên, vải viscose vẫn tồn tại một số nhược điểm như:

  • Nguyên liệu từ rừng nên quá trình sản xuất tàn phá rừng nghiêm trọng
  • Hóa chất sản xuất độc hại gây ô nhiễm
  • Vải dễ nhão trong quá trình sử dụng
  • Vải dễ cháy
  • Khó vệ sinh những vết bẩn trên bề mặt vải

3 loại vải viscose phổ biến nhất hiện nay

Dưới đây là 3 loại vải viscose phổ biến bậc nhất hiện nay

Vải viscose nguyên chất

Đây là loại vải được tiêu thụ nhiều bậc nhất và có số lượng đầu ra nhiều nhất trong dòng chất liệu này. Chúng chủ yếu được sử dụng trong các lĩnh vực may mặc, nội thất. Vải dễ nhăn khi ẩm ướt nên khâu vệ sinh cần cẩn thận thậm chí nên đem đến những nơi giặt ủi chuyên dụng

Vải HWM Rayon

Tuy nghe qua tên có vẻ xa lạ nhưng thực chất vải rayon là loại vải chiếm được cảm tình rất lớn của người sử dụng bởi chúng có độ thấm hút cực kì tốt, mình vải bóng ả bóng bẩy. Đặc biệt chúng dễ dàng vệ sinh nên khâu giặt giũ tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền bạc

Xem thêm: 

Vải HWM Rayon

Vải rayon với tuổi thọ cao

Đây là loại chất liệu được ứng dụng nhiều để sản xuất các mặt hàng dệt may công nghiệp đòi hỏi sự bền chắc và chịu được tải trọng lớn hay các sản phẩm như lốp xe, đai ô tô. Đây là giải pháp hoàn hảo để thay thế bông nhờ vào giá thành thấp và độ bền cao hơn. Chúng thường được tráng thêm cao su hoặc lớp chất hóa học để chống ẩm hoặc cố định kết cấu.

Ứng dụng của vải viscose trong các lĩnh vực đời sống

Có thể nói, vải viscose có thể ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực đời sống như:

  • Đối với ngành may mặc: vải viscose được ra đời để thay thế cho chất liệu tơ tằm dệt lụa, sản xuất đồ trượt tuyết, quần áo thường nhật, áo sơ mi đồng phục, váy công sở,jacket nhẹ vải may áo khoác gió…
  • Đối với lĩnh vực nội thất:  vai viscose được dùng để may khăn trải giường, chăn ga gối và rèm cửa,…

Đồ trượt tuyết vải viscose

Ngoài ra vải viscose còn được dùng để sản xuất giấy bóng kính, vỏ xúc xích, lốp xe, đai ô tô,…

Bảo quản vải viscose sao cho bền nhất

  • Tốt nhất là giặt bằng nước lạnh
  • Trong quá trình giặt không dùng lực vắt quá mạnh sẽ ảnh hưởng đến chất lượng vải
  • Nên để vải khô tự nhiên
  • Hóa chất giặt tẩy vải có độ pH thấp, ít bọt, nên dùng xà phòng hữu cơ

Phân biệt vải viscose với một số loại vải khác

Nhiều người hay nhầm lẫn vải viscose với modal và polyester vì cơ bản chúng có một số điểm tương đồng nhưng thực chất lại có nhiều điểm khác biệt

Trước tiên là phân biệt viscose với polyester

  • Polyester là loại sợi nhân tạo thuần hóa học, còn viscose là loại vải tổng hợp bán tự nhiên
  • Vải viscose có độ hấp thụ hơi ẩm vượt trội hơn so với pe
  • Polyester thường không nhăn hoặc ít nhanh, còn viscose dễ nhăn, nhất là khi gặp ẩm do đó poly khô nhanh hơn
  • Vải polyester có độ bền cao hơn và không co khi sử dụng và vệ sinh
  • Viscose có sức đề kháng axit tốt nhưng polyester có khả năng chống mài mòn

Phân biệt vải viscose với vải modal:

  • Vải modal có tuổi thọ cao hơn và không nhăn khi ẩm giống như viscose
  • Trong quy trình sản xuất, vải viscose đòi hỏi phải trải qua nhiều khâu xử lý để cho ra thành phẩm hoàn thiện
  • Vải modal thân thiện với môi trường hơn viscose do sử dụng nồng độ natri hydroxit thấp hơn rất nhiều. 

Vải modal

Trên đây là một số khám phá về chất liệu vải viscose. Hi vọng bạn sẽ cảm thấy hữu ích với những thông tin mà Đồng Phục 24H mang lại!

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Xưởng May Đồng Phục 24H

Địa chỉ: 276 Trần Thị Cờ, Tân Thới An, Quận 12

Website : maydongphuc24h.vn

Điện thoại: 0974 498 600 – Mr. Tiến

Email: maydongphuc24hh@gmail.com

Fanpage : Fanpage May Đồng Phục 24H

5/5 - (1 bình chọn)