Áo thun, áo thun đồng phục là những items luôn xuất hiện trong tủ đồ của bạn nhưng có bao giờ bạn thắc mắc lịch sử ra đời áo thun chưa? Các xu thế phát triển của áo thun hiện đại và tương lai sẽ ra sao? Những xu hướng chọn đồng phục áo thun nào đang được ưa chuộng nhất hiện nay? Đồng phục 24h mời bạn xem ngay bài viết để khám phá tất cả điều này.
Áo thun là gì? Nguồn gốc của áo thun xuất phát từ đâu?
Trước khi đến với lịch sử ra đời của áo thun đồng phục, Đồng phục 24h mang đến những điều thú vị về chiếc áo thun “thần thánh”. Áo thun là một trong những items chưa bao giờ vắng bóng trong tủ quần áo của hàng tỉ người trên thế giới. Có người nói rằng áo thun đã có tuổi đời trên 100 năm. Có đúng như vậy không thì cùng Đồng phục 24h tìm hiểu nhé!
Định nghĩa áo thun là gì?
Áo thun (polo), tiếng anh là T – shirt chỉ những chiếc áo có hình dáng giống chữ T. Áo thun là các gọi của người miền Nam nước ta, còn người Bắc và người miền Trung gọi là áo phông. Sở dĩ dòng áo hình chữ T được gọi là áo thun bởi chất liệu sản xuất áo chủ yếu là các loại vải thun. Có thể là thun cotton 100%, thun cotton pha 65/35, thun mè, thun cá sấu, thun cá mập, thun lạnh, thun trơn,…Gọi là áo thun để phân biệt với áo khoác hoodies và sơ mi (shirt).
Áo thun hiện đại có rất nhiều kiểu dáng. Tại Việt Nam nhắc đến áo thun người ta liên tưởng đến ngay áo thun cổ trụ và áo thun cổ tròn. Áo thun có thể được in/ thêu họa tiết hoặc áo thun trơn. Với đa dạng kiểu dáng và thiết kế, áo thun tại Việt Nam ngày càng được sử dụng rộng rãi.
Áo thun xuất hiện khi nào?
Áo thun xuất hiện từ những năm cuối của thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. Cụ thể là vào năm 1898 khi mà cuộc chiến tranh giữa Tây Ban Nha và Mỹ diễn ra, áo thun đã xuất hiện và được dùng rộng rãi trong Hải Quân Mỹ. Lúc này áo thun được dùng như chiếc áo lót mặc trong quân phục của Hải Quân.
Tính đến thời điểm hiện tại thì chiếc áo thun đã có tuổi đời trên 120 năm. Đây là một trong những loại trang phục “già nhất” hiện nay. Và cũng chưa có số liệu chính xác nào cho thấy những chiếc áo thun sẽ hết được ưa chuộng dù ở hiện tại hay tương lai.
Áo thun thời kỳ sơ khai được thiết kế khá đơn giản vì chỉ được dùng làm áo lót mặc bên trong của lính Hải Quân. Áo thun thời đó chỉ có một màu duy nhất kinh điển – màu trắng, không có cổ và là áo thun tay ngắn.
Theo dòng thời gian, những chiếc áo thun dần được phổ biến hơn và được lính thủy quân lục chiến và các thủy thủ mặc bên trong quân phục. Bởi họ thường xuyên phải hành quân đến các xứ nhiệt đới – khí hậu nóng ẩm. Lúc đó, bộ quân phục hải quân thường được lính cởi ra, họ chỉ mặc áo lót bên trong. Và đây chính là hình dáng của những chiếc áo thun đầu tiên – chất liệu vải cotton, màu trắng, cổ tròn và tay áo ngắn.
Các cột mốc phát triển của áo thun
Áo thun trong thời thế chiến thứ 2 như thế nào?
Trong thế chiến thứ 2, quân đội Châu Âu được trang bị quân phục và nhiều vật dụng khác, trong đó có chiếc áo lót làm từ chất liệu thun mềm – áo thun. Lúc này áo thun không phải kiểu áo thun đồng phục mà chỉ được coi là áo lót mặc bên trong bộ quần áo lính.
Một thời gian sau, chiếc áo lót thun mềm ấy được lính Mỹ phát hiện trong quân tư trang của quân Đồng Minh. Mặc dù kiểu dáng đơn giản nhưng lại có khả năng thấm hút mồ hôi cực kỳ tuyệt vời và mặc rất thoải mái.
Lập tức chiếc áo lót thun ấy trở thành 1 hiện tượng thời trang trong giới nhà binh Mỹ. Từ khi có sự xuất hiện của chiếc áo lót thun, binh lính Mỹ sử dụng áo thun trong mọi hoàn cảnh từ tập luyện trên bãi tập, mặc trên chiến trường, kể cả công việc đồng áng và chơi thể thao.
Trong thời tiết nắng nóng khắc nghiệt, chiếc áo thun là lựa chọn tuyệt vời thay vì ở trần mất lịch sự. Bởi áo thun với sự co giãn đa chiều không chỉ giúp giảm nhiệt cơ thể mà còn thấm hút mồ hôi tốt và vận động cực kỳ thoải mái.
Vào thời điểm giữa năm 1942 trên trang bìa tạp chí nổi tiếng Life là hình ảnh một chàng lính Mỹ khỏe khoắn đầy nam tính trong chiếc áo thun cùng quần tây. Cũng bởi tạp chí này quá nổi tiếng mà ngay sau đó, áo thun không còn chịu “thân phận” là áo lót. Mà quyết tâm “đấu tranh” đòi được mặc bên ngoài cơ thể một cách độc lập.
Vậy “số phận” của những chiếc áo thun sau thời kỳ thế chiến thứ 2 như thế nào? Công cuộc “đấu tranh” để “thoát kiếp áo lót” của áo thun liệu có thành công?
Áo thun sau thời kỳ thế chiến thứ 2 như thế nào?
Mặc dù công cuộc chiến đấu “đòi quyền độc lập” của áo thun đã thành công nhưng mãi cho đến khi thế chiến thứ 2 kết thúc, áo thun mới khẳng định được vị trí thực sự trong làng mốt của mình.
Cũng theo đó, áo thun được biết đến một cách rộng rãi hơn nhưng chưa thịnh hành mốt áo thun đồng phục như bây giờ. Thời điểm đó áo thun mới chỉ trở thành một hiện tượng thời trang mà mọi tầng lớp trong xã hội, không kể sang hèn đều mua và sử dụng.
Từ tầng lớp nông dân cho đến những quý ông, quý bà của giới quý tộc đều diện áo thun. Mọi ngành nghề như các tay chơi tennis điệu nghệ hay những diễn viên điện ảnh đình đám đều xem áo thun như một món đồ thời trang không thể thiếu cho mọi hoạt động hàng ngày.
Cứ như vậy cho đến bây giờ áo thun dần trở thành món đồ thời trang mà ai cũng khao khát được sở hữu bởi sự trẻ trung, năng động, mạnh mẽ và đầy lôi cuốn của từng thiết kế.
Đó là áo thun trong thời chiến, vậy áo thun của hiện tại như thế nào so với cách đây hơn 100 năm?
Áo thun hiện đại bây giờ như thế nào so với cách đây 100 năm?
Trải qua hơn 10 thập kỷ, áo thun ngày nay có rất nhiều thay đổi. Có dòng áo thun tay dài, áo thun cổ tim (cổ V), áo thun cổ bẻ, áo thun cổ thuyền, áo thun cổ trụ, áo thun tay raglan (áo thun body bóng đá) hay những mẫu áo thun đồng phục mạnh mẽ, năng động phù hợp cho cả nam và nữ.
Nếu như áo thun trước kia chỉ được dùng phổ biến trong quân đội thì ngày nay áo thun được dùng cho mọi hoạt động, mọi hoàn cảnh từ đi học, đi làm đến đi chơi, ký hợp đồng, gặp gỡ khách hàng,…
Áo thun của hiện tại cũng không đơn điệu chỉ có màu trắng mà đã được sản xuất với bảng màu đa dạng, từ nhiều chất liệu vải thun khác nhau. Và đặc biệt áo thun thế kỷ 21 đã được in/thêu họa tiết trên cổ áo, tay áo hoặc thân áo để tạo phong cách và dấu ấn riêng biệt cho người mặc.
Chẳng ai nói rằng những chiếc áo thun có tuổi đời trên 100 năm đã lỗi thời. Bởi áo thun luôn là nguồn cảm hứng bất tận của các phù thủy làng mốt. Họ không ngừng tạo ra những tuyệt tác nghệ thuật mà chủ đạo vẫn là chiếc áo thun ngày đó.
Vậy các xu thế phát triển của áo thun hiện đại và tương lai sẽ như thế nào? Bạn đọc đồng hành với Đồng phục 24h để biết nhé!
Các xu thế phát triển của áo thun hiện tại và trong tương lai
Các xu thế phát triển của áo thun hiện tại và trong tương lai
Áo thun ban đầu có nguồn gốc là áo lót dùng cho nam giới. Nhưng trải qua hàng trăm năm, áo thun đã có những bước phát triển rực rỡ. Đến thời điểm hiện tại áo thun không còn là trang phục mặc ngoài cơ thể mà đã là một yếu tố giúp người mặc bộc lộ nét tính cách riêng biệt của mình.
Áo thun cách tân rộng thùng thình dành cho giới nghệ sĩ Hiphop mặc khi biểu diễn. Áo thun suông dài đôi khi còn được phụ nữ mặc như một bộ đồ ngủ. Áo thun của những năm 90 là xu hướng áo thun croptop – chiếc áo thun cắt ngắn để khoe “eo con kiến” của những cô nàng mảnh mai.
Áo thun còn có nhiều biến thế khác như: áo thun tay dài, áo thun cổ trụ,…Một xu thế khác không thể không nhắc đến của áo thun là: áo thun co giãn đa chiều – áo thun body. Thiết kế này là những chiếc áo thun bo sát cơ thể giúp khoe đường cong gợi cảm ở phái đẹp và tăng độ nam tính, cuốn hút ở phái mạnh.
Không dừng lại ở đó, áo thun còn có một biến thể khác nữa là áo thun đồng phục. Với biến thể này, áo thun trở thành phương tiện quảng bá thương hiệu doanh nghiệp cực kỳ hiệu quả với chi phí thấp nhất.
Áo thun đồng phục có hình ảnh, logo hay slogan của doanh nghiệp được in hoặc thêu trên áo giúp doanh nghiệp mang thương hiệu của mình đến gần hơn với mọi người. Đây là điều mà áo sơ mi hay các loại áo khoác không thể làm được.
Họa tiết trên áo thun thay đổi như thế nào?
Như đã chia sẻ ở trên áo thun ban đầu chỉ có màu trắng trơn, không một chút họa tiết. Theo thời gian áo thun cũng được cách tân với các họa tiết in ấn vô cùng đa dạng. Và những chiếc ao thun in họa tiết đầu tiên xuất hiện từ năm 1939 trong bộ phim “Phù thủy xứ OZ”.
Cho đến thập niên 60 ở Mỹ, áo thun in hình được sử dụng phổ biến hơn để hưởng ứng các phong trào phản chiến hay cổ vũ cho các cuộc biểu tình chính trị,…Dần dần áo thun in họa tiết trở nên thịnh hành cho đến tận bây giờ.
Áo thun là một trong số hiếm các loại trang phục có thể thoải mái in thêu họa tiết trên bề mặt. Người ta có thể in hoặc thêu rất nhiều họa tiết khác nhau trên áo như: hình ảnh, ký hiệu, hình vẽ, các con số, in tên người, in khẩu hiệu, in ảnh chụp,…và cho nhiều mục đích khác nhau.
Với lợi thế tuyệt vời này, những chiếc áo phông in thêu họa tiết hiện đại đã trở thành những món quà tặng lưu niệm tuyệt vời. Áo thun đồng phục in logo/slogan doanh nghiệp chính là phương tiện quảng bá thương mại hiệu quả. Bên cạnh đó, cá nhân diện áo thun in hình còn để gửi gắm thông điệp ý nghĩa theo một phong cách riêng biệt.
Kỹ thuật in trên áo thun hiện nay rất đẹp và hiện đại
Kỹ thuật in trên áo thun trước đây phổ biến nhất là in lụa với mực nước. Cho đến năm 1959 khi người ta phát minh ra plastic cũng cho ra đời một loại mực in có khả năng co giãn và bền màu hơn mực nước – mực plastisol.
Mực plastisol cho phép ngành sản xuất áo thun in hình đa dạng hóa các thiết kế in ấn trên bề mặt áo thun. Lúc này rất in công ty còn in họa tiết áo thun bằng mực nước mà phần lớn đã chuyển sang dùng mực in plastisol.
Đến nay, bên cạnh kỹ thuật in lụa thì ngành sản xuất áo thun họa tiết còn có thêm kỹ thuật in chuyển nhiệt, in dập nổi hoặc thêu họa tiết,…đều mang đến những mẫu áo thun hiện đại đẹp mắt và cực kỳ thời trang.
Áo thun được sử dụng làm áo đồng phục, làm công cụ PR marketing cho công ty trở nên phổ biến khắp thế giới
Từ những năm 80 của thế kỷ 20, áo thun đã phát triển để trở thành một hình thức truyền tải thông điệp thương mại và quảng bá thương hiệu doanh nghiệp. Việc in thêu logo trên áo thun đồng phục dần trở thành cách tiếp thị thông dụng được hầu hết các doanh nghiệp sử dụng.
Cho đến cuối những năm 1990 với các họa tiết đa dạng từ hình ảnh đến logo, slogan, ký hiệu,…được thiết kế riêng cho từng tổ chức kinh doanh với nhu cầu làm áo thun đồng phục trang bị cho chính nhân viên của đơn vị. Từ đây áo thun đồng phục chính thức trở thành công cụ PR marketing cho công ty/doanh nghiệp trở nên phổ biến khắp thế giới.
Xu hướng back to basic của áo thun như thế nào?
Xu hướng chủ đạo của Nam giới hiện nay là black to basic
Hiện nay xu hướng chọn áo thun của nam giới chính là black to basic – xu thế giản lược mọi thứ. Tức là những chiếc áo thun nam sẽ được thiết kế một cách đơn giản nhất với các gam màu trung tính hoặc đen, tập trung thể hiện sự tinh tế và thanh lịch.
Vì sao đen luôn được ưa chuộng qua nhiều thời kỳ phát triển của áo thun?
Màu đen mang nét đẹp của sự thần bí, huyền bí, thôi thúc người khác muốn khám phá. Do đó, những ai quan niệm mặc áo thun đen gợi lên sự ảm đạm, đen tối là hoàn toàn sai lầm. Mà trái lại, diện áo thun đen phái mạnh thể hiện được sự uy quyền và sang trọng, gợi lên sự quyến rũ và bí ẩn.
Và đây cũng chính là lý do vì sao đen luôn được ưa chuộng qua nhiều thời kỳ phát triển của áo thun.
Những điều thú vị xoay quanh lịch sử hình áo thun trong 100 năm qua
Trong các giai đoạn phát triển áo thun đều có tay ngắn
Vì xuất phát điểm của chiếc áo thun hiện đại là áo lót nên đa số các thiết kế áo thun sau này chủ yếu đều có tay ngắn. Cũng có 1 thời áo thun có loại không tay – áo 3 lỗ (theo cách gọi của nước ta). Nhưng gọi theo kiểu Tây thì áo thun không tay là tank – top.
Ngày trước Áo thun T-shirt mặc nhiên được coi là chỉ dành cho đàn ông
Trong suốt thời gian dài áo thun có nhiều thiết kế chủ yếu chỉ dành cho đàn ông như: áo thun polo nam, áo thun nam có cổ polo,…Sở dĩ ngày trước Áo thun T-shirt mặc nhiên được coi là chỉ dành cho đàn ông là bởi áo thun ban đầu là áo lót được trang bị cho lính Mỹ và quân Đồng Minh Châu Âu.
Áo T-shirt suýt bị “tiêu diệt” bởi bàn tay của nam diễn viên Clark Gable
Bởi trong 1 cảnh nóng nam diễn viên đóng, anh đã cởi chiếc áo sơ mi trước khi lên giường. Bên trong chiếc áo sơ mi không hề có áo thun lót. Điều này khiến nhiều người bắt chước mặc áo sơ mi không cần áo lót. Vì vậy mới nói áo T-shirt suýt bị “tiêu diệt” bởi bàn tay của nam tài tử Clark Gable.
Chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc đã “ cứu” chiếc áo thun T-shirt
Thế chiến thứ 2 kết thúc với sự thắng lợi của Mỹ, lúc này người lính Mỹ trở về đã mặc chiếc áo thun cùng quần lính. Từ đây, T – shirt đã được “cứu” và trở thành biểu tượng của sự mạnh mẽ, cuốn hút đầy nam tính ở phái mạnh.
Áo thun trắng và quần jeans gắn liền với giới lao động chân tay
Vào những năm 50 của thế kỷ 20, giới trẻ nổi loạn không muốn bó mình trong hình ảnh của dân văn phòng nên đã mặc chiếc áo thun và quần jeans trắng nhằm bày tỏ thái độ đứng về phía giới lao động tay chân.
Áo thun T-shirt – Biểu tượng của sự bình đẳng giới tính
Áo thun ngày nay với sự biến tấu không ngừng là sản phẩm thời trang dành cho mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề. Nhất là áo thun đồng phục phù hợp với mọi giới tính, kể cả giới tính thứ 3. Thế mới nói áo T- shirt là biểu tượng của sự bình đẳng giới.
Vậy bạn có tò mò áo thun đồng phục ra đời khi nào không?
Áo thun đồng phục ra đời khi nào?
Áo thun đồng phục ra đời khi nào?
Vào năm 1970, việc Coca – Cola và chuột Mickey quyết định in logo lên áo thun để quảng bá thương hiệu thành công rực rỡ đã kéo theo phong trào in logo nhằm mang thương hiệu ra khắp thế giới của đa số các doanh nghiệp thời đó. Và từ đây chiếc áo thun đồng phục chính thức ra đời và nghiễm nhiên trở thành phương tiện quảng cáo hiệu quả với mức chi phí thấp nhất.
Áo thun đồng phục là cải biên của áo thun sau khi in thông tin logo công ty
Những năm 70 của thế kỷ 20, đồng phục áo thun chỉ đơn giản là in logo, thông điệp, hình ảnh công ty để quảng bá thương hiệu doanh nghiệp. Nhưng đến nay áo thun đồng phục đã được cải biên rất nhiều chỉ bằng việc cá nhân tự thiết kế đồng phục áo thun cho riêng mình.
Với sự phát triển vượt bậc của kỹ thuật in ấn cùng với khối óc đầy sáng tạo của con người, dịch vụ áo thun in hình theo yêu cầu, in áo thun đồng phục, may áo thun đồng phục công ty,…hay việc tự thiết kế đồng phục áo thun chưa bao giờ đơn giản hơn thế.
Các loại áo thun đồng phục phổ biến hiện nay có thể kế đến như: áo đồng phục học sinh, đồng phục áo thun công ty, đồng phục bảo hộ lao động, đồng phục sinh viên, áo quảng cáo, áo sự kiện,…
Vì sao áo thun đồng phục gắn liền với thương hiệu công ty
Lợi ích của áo thun đồng phục đối với công ty
Đồng phục áo thun là trang phục mà phần lớn công ty/doanh nghiệp hiện nay trang bị cho nhân viên của mình mặc đi làm, đi họp hoặc gặp gỡ khách hàng. Đó là bởi những lợi ích to lớn mà áo thun đồng phục công ty mang lại:
- Áo đồng phục năng động, trẻ trung, không kén người mặc, nam nữ trong công ty đều mặc được, giá thành phải chăng phù hợp với mọi ngân sách của doanh nghiệp.
- Áo đồng phục xóa nhòa khoảng cách, giúp nhân viên trong công ty hòa nhập, thoải mái trò chuyện và cởi mở hơn. Vì chẳng ai để ý đến việc hôm nay bạn mặc gì, có phải hàng hiệu hay không,…
- Áo đồng phục giúp nhân viên tự tin hơn khi mặc, tiết kiệm tiền bạc mua sắm đồ công sở, đồ đi làm cho nhân viên. Nhân viên còn tiết kiệm được thời gian chọn đồ trước khi đi làm, sẽ không phải băn khoăn hôm nay mặc gì,…
- Áo đồng phục tạo sự thống nhất, niềm tin, tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp, thanh lịch cho doanh nghiệp trong mắt khách hàng và đối tác. Sự tự tin của nhân viên kết hợp với những điều này giúp mang về những hợp đồng béo bở và sự hợp tác lâu dài của đối tác với doanh nghiệp.
- Áo đồng phục quảng bá thương hiệu doanh nghiệp cực kỳ hiệu quả. Và so với chi phí quảng cáo theo hình thức thuê diễn viên/ca sĩ nổi tiếng hoặc quảng cáo trên truyền hình thì rẻ hơn rất nhiều.
Vậy vì sao đồng phục áo thun gắn liền với hình ảnh của công ty?
Vì sao áo thun đồng phục là đặc điểm nhận diện thương hiệu của khách hàng đối với 1 công ty?
Thông thường khách hàng sẽ nhận diện thương hiệu thông qua: màu sắc, logo, slogan hoặc thông điệp của công ty. Mà trên 1 chiếc áo thun đồng phục hiện nay lại có tất cả những điều này.
Đồng phục áo thun do doanh nghiệp đặt may hầu hết đều có màu sắc đặc trưng gần sát với màu sắc trên logo của doanh nghiệp. Đồng thời ở ngực áo, đằng sau áo, tay áo là hình ảnh logo/slogan hay thông điệp của từng doanh nghiệp.
Nhờ vậy khách hàng sẽ không bao giờ bị nhầm lẫn giữa công ty này với doanh nghiệp khác. Chẳng hạn, cùng là nhân viên bán điện thoại di động trong siêu thị, nhưng chỉ cần nhìn vào áo đồng phục của nhân viên, bạn dễ dàng nhận ra đâu là nhân viên bán điện thoại Samsung, đâu là nhân viên bán điện thoại Oppo,…
Đây cũng là lý do vì sao áo thun đồng phục được coi là đặc điểm nhận diện thương hiệu của khách hàng đối với 1 công ty. Vậy hiện nay có những xu hướng nào được ưa chuộng khi chọn mua hoặc đặt may áo thun làm đồng phục?
Xu hướng lựa chọn áo thun được ưa chuộng làm đồng phục
Các kiểu áo thun được ưa chuộng
Áo thun đồng phục cổ tròn
Áo đồng phục cổ tròn được xem là kiểu áo thun được ưa chuộng nhất hiện nay. Bởi áo thun cổ tròn phù hợp với mọi đối tượng, nam nữ mặc đều đẹp.
Đặc biệt đồng phục áo thun cổ tròn phù hợp mặc trong nhiều hoàn cảnh từ đi chơi đến đi học, đi làm, đi họp lớp, họp nhóm, team – building, đi sự kiện,…Bởi kiểu áo thun cổ tròn mang lại vẻ đẹp của sự khỏe khoắn, năng động.
Áo thun có cổ – cổ bẻ
Áo thun đồng phục có cổ – cổ bẻ cũng là kiểu áo thun rất được ưa chuộng. Không chỉ kế thừa sự trẻ trung, năng động của đồng phục cổ tròn mà kiểu áo thun cổ bẻ còn mang nét lịch sự, tinh tế và chuyên nghiệp.
Chính vì vậy đồng phục áo thun cổ bẻ thường được in logo, hình ảnh, slogan các doanh nghiệp trên đó. Nhân viên của họ có thể mặc đi họp, đi làm, gặp gỡ khách hàng để tạo sự thống nhất và chuyên nghiệp.
Các kiểu in thêu được ưa chuộng
In thêu vi tính
Đây là công nghệ in được sử dụng chủ yếu trên áo thun đồng phục. Kỹ thuật in thêu vi tính giúp logo doanh nghiệp nổi bật hơn, bền màu, đẹp mắt hơn và gây ấn tượng mạnh mẽ hơn.
Kỹ thuật in lụa
In lụa là kỹ thuật được dùng nhiều nhất khi sản xuất áo đồng phục, kể cả áo thun, áo sơ mi hay áo khoác đồng phục. Bởi kỹ thuật in này có thể in màu trên mọi chất liệu vải, màu sắc chân thật, độ bền màu cũng cao. Đặc biệt so với in thêu vi tính thì in lụa áo đồng phục giá thành rẻ hơn đáng kể.
Bên cạnh 2 công nghệ in trên thì được ưa chuộng hiện nay còn có kỹ thuật in decal và in ép chuyển nhiệt. Đây là 2 kỹ thuật in thường được dùng để in ấn hình ảnh, logo doanh nghiệp lên tay áo/ ngực áo, in phong cảnh hoặc in toàn thân. Và giá thành của in decal cao hơn so với in ấn chuyển nhiệt.
Các chất liệu vải được ưa chuộng
Vải may áo đồng phục được ưa chuộng nhất – vải thun cá sấu
Trong tất cả các loại vải may áo đồng phục thì vải thun cá sấu được ưa chuộng nhất. Vải thun cá sấu mặc mát, chất vải mềm mại tạo cảm giác thoải mái khi mặc. Áo có độ dày trung bình và có độ bền khoảng 1,5 năm.
Vải may áo thun đồng phục được ưa chuộng – vải thun cá mập
Bên cạnh vải thun cá sấu thì áo đồng phục phần lớn cũng được may từ vải thun cá mập. Chất vải thông thoáng nên người mặc áo đồng phục từ vải thun cá mập cảm thấy khá mát. Form áo đẹp, mặc đứng áo và độ bền cũng được khoảng 1 năm rưỡi.
Vải may áo thun đồng phục được ưa chuộng – vải thun cotton 100%
Mặc dù áo thun được may từ vải cotton 100% thuộc dòng cao cấp, mặc cực mát, khả năng thấm hút mồ hôi tuyệt vời. Nhưng so với vải thun cá sấu và cá mập thì vải thun cotton 100% không được ưa chuộng nhiều khi may áo đồng phục. Vì giá thành khá cao mà độ bền lại kém hơn, áo mặc 1 thời gian thường bị chảy và xù lông.
Vải may áo thun đồng phục được ưa chuộng – vải thun mè
Vải thun mè cũng được dùng để may áo đồng phục nhưng chủ yếu là áo đồng phục sự kiện, áo đồng phục quảng cáo. Vì chất liệu vải mè không mát như thun cá sấu hay cá mập, mặc lâu cảm giác hơi rít vì không thấm hút mồ hôi mạnh như các chất vải trên.
Trên đây là tất tần tật các thông tin về lịch sử hình thành và phát triển của áo thun, áo thun đồng phục. Kèm theo các xu hướng lựa chọn áo đồng phục được ưa chuộng nhất hiện nay. Đồng phục 24h hi vọng những chia sẻ chi tiết của chúng tôi đã giúp quý bạn đọc có thêm nhiều hiểu biết và kiến thức về items áo thun và đồng phục áo thun.
Nếu có nhu cầu mua hoặc đặt may áo thun đồng phục, đồng phục áo thun số lượng từ 1 đến 5000 cái trở lên, quý khách hàng vui lòng liên hệ số hotline hiển thị trên web của Đồng phục 24h để được báo giá chính xác và tư vấn chi tiết.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Xưởng May Đồng Phục 24H
Địa chỉ: 276 Trần Thị Cờ, Tân Thới An, Quận 12
Website : maydongphuc24h.vn
Điện thoại: 0974 498 600 – Mr. Tiến
Email: maydongphuc24hh@gmail.com
Fanpage : Fanpage May Đồng Phục 24H