Vải linen là vải gì? 5+ các loại vải linen phổ biến nhất

Nguyễn Văn Hoan
27/08/2021
803 lượt xem
5/5 - (1 bình chọn)

Nhắc đến một trong các loại vải thiên nhiên có nguồn gốc lâu đời bậc nhất thì không thể không nhắc đến cái tên vải linen – một chất liệu được ứng dụng trong nhiều các lĩnh vực đời sống. Chất liệu này có lẽ bạn đã gặp qua nhưng cái tên hơi xa lạ, thực ra nó còn có cái tên là vải lanh – cái tên nghe gần gũi hơn nhiều đúng không? Nếu bạn đang có ý định dùng vải này may trang phục thì hãy cùng tìm hiểu xem đó là chất liệu gì, có những đặc tính ra sao và gồm những loại nào cũng như cách bảo quản chúng nhé!

Vải linen là gì? Nguồn gốc của vải linen xuất phát từ đâu?

Trước khi đi sâu vào tìm hiểu chúng ta hãy cùng điểm qua chất liệu này là gì và nguồn gốc ra đời của nó ra sao nhé!

Vải linen là vải gì?

Trước hết, chúng ta cần biết vải linen – hay còn được gọi là vải lanh, một chất liệu được dệt từ vỏ, xơ và sợi trong thân cây lanh. Những loại sợi này thường khá sắc tuy nhiên chúng lại dễ bị hư hỏng trong quá trình thu hoạch, do đó trong quá trình thu hoạch vải đòi hỏi phải áp dụng một số kỹ thuật cũng như kỹ thuật tiên tiến. Cây lanh có nguồn gốc từ Thụy Sĩ, các sợi lanh sẽ được lấy từ thân cây và tiến hành dệt thành vải. Các sợi vải phải được cắt thủ công và có kích thước khá lớn, có thể quan sát hoặc cảm nhận bằng tay được

 Cây lanh nguyên liệu sản xuất vải linen

Cây lanh nguyên liệu sản xuất vải linen 

Nguồn gốc của vải linen xuất phát từ đâu?

Hiện nay không có nhiều bằng chứng về quá trình hình thành và xuất hiện của cây lanh trong thời kì tiền sử. tuy nhiên dường như các dân tộc ở thời kỳ đồ đá mới tại châu Âu đã sản xuất hàng lanh khoảng 36 nghìn năm trước. Có lẽ vì vậy mà vải linen được xem là một trong những chất liệu dệt lâu đời bậc nhất trên thế giới. Nhiều người còn cho rằng thời điểm xuất hiện của nó có thể còn sớm hơn so với những di tích khảo cổ tìm thấy ngày nay.

Theo các nhà khoa học, vải lanh xuất hiện lần đầu tiên tại Mesopotamia vào thời cổ đại. Khi đó, loại vải này được sử dụng chủ yếu trong giới cầm quyền, quý tộc. Trong khi đó tại Ai Cập lại phổ biến trong nhiều tầng lớp.

Khí hậu khắc nghiệt nơi đây đòi hỏi trang phục cần có tác dụng chống lại sức nóng của ánh sáng mặt trời và có khả năng làm mát cơ thể nhanh chóng. Màu trắng tự nhiên của vải lanh cùng độ thông thoáng khiến chúng nhanh chóng được phổ biến và trở thành mặt hàng giá trị nhất ở Ai Cập. Từng có những thời điểm vải linen được xem như một thứ tiền tệ hoặc còn dùng để bọc xác ướp.

Ngoài ra, người Hy Lạp cũng sử dụng vải lanh để may quần áo và đồ gia dụng, sau đó người Phoenicia đã mang chúng đến Tây Âu. Tuy nhiên,nhiều ghi chép lịch sử cho thấy không có bất kỳ sự nỗ lực phát triển vải lanh nào giữa các cộng đồng nông nghiệp châu Âu cho tới thế kỷ 12 sau công nguyên.

Sau này, Ireland trở thành trung tâm sản xuất vải lanh phát triển tại Châu Âu. Trong thời kì thuộc địa vải linen vẫn rất phổ biến. Tuy nhiên cho đến khi bông sản xuất được nhiều hơn và dễ dàng hơn thì vải lanh dần giảm sút về thứ hạng ở thị trường châu Âu

Cho đến nay, những nguồn vải lanh cao cấp thường được xuất phát từ Ý, Bỉ, Ấn Độ, Ba Lan,… tuy nhiên trên thị trường cũng ít gặp chất liệu này bởi chúng thường đắt đỏ và khó sản xuất

Quy trình sản xuất ra vải linen

Nếu bạn muốn biết quy trình sản xuất vải linen ra sao thì hãy cùng tìm hiểu nhé!

Bước 1: Trồng cây lanh

Nguyên liệu chính của vải linen không thể thiếu sợi cenllulose được tìm thấy ở thân cây lanh bao gồm gỗ, sậy và một phần ở vỏ ngoài. Người ta trồng lanh khoảng 100 ngày rồi tiến hành thu hoạch. Chúng thường được trồng vào lúc khí hậu mát mẻ

Với sự phát triển như ngày nay người ta trồng lanh bằng cách gieo hạt thông qua máy móc

Bước 2: Quá trình thu hoạch cây lanh

Cây lanh có thể được thu hoạch khi thân chúng có màu vàng, hạt nâu. Bước này có thể tiến hành bằng tay theo phương thức nhổm, cắt sát đất hoặc bằng máy

Quy trình sản xuất vải lanh

Cây lanh sau khi thu hoạch được bó theo từng bó

Bước 3: Quá trình dầm cây lanh

Sau bước khi thu hoạch, chúng được mang đi dầm trong bề, ruộng hoặc bồn chứa để loại bỏ một số tạp chất không cần thiết trong lanh như pectin. Trong quá trình dầm có thể sử dụng thêm một số hóa chất hỗ trợ tuy nhiên không tốt cho môi trường

Bước 4: Quá trình phân tách và phá vỡ lanh

Sau khi dầm, cây lanh sẽ được tách cuống xơ ra khỏi phần gỗ (quá trình xáo trộn). Quá trình này đòi hỏi sự tỉ mỉ vì chỉ cần một sai sót nhỏ cũng có thể phá hỏng cấu trúc sợi lanh. Tiếp theo, thân cây bị phân hủy, phân tách các sợi trong ngoài để có thể dùng. Để phá vỡ chúng, thân lanh được đưa qua các con lăn để nghiền nát, các mái chèo xoay được dùng để loại bỏ các sợi bền ngoài thân cây.

Bước 5: Quá trình hình thành sợi lanh

Sau khi tách sợi, chúng sẽ được chải thành các sợi mỏng. Sau đó dùng máy kéo sợi hoặc có thể dùng chân để khâu se sợi lanh, những sợi ngắn được bỏ ra và giữ lại các sợi mềm và dài.

Bước 5: Quá trình se sợi lanh

Sau khi qua khung kéo, sợi lanh sẽ được cuộn trên suốt chỉ. Sợi được đưa qua bể nước nóng để giữ được sự kết dính

Bước 6: Quá trình sấy sợi lanh

Sau khi se sợi, chúng sẽ được đem đi làm khô rồi cuộn vào những ống chỉ cho ra thành phẩm cuộn sợi. Sau đó sẽ được dệt thành vải và đem đi tẩy trắng, nhuộm màu và phủ bóng. Cuối cùng là kiểm tra rồi đem đi tiêu thụ

Ưu nhược điểm của chất liệu vải linen

Trước khi quyết định sử dụng chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua một số đặc tính của chất liệu này đã nhé

Ưu điểm của chất liệu vải linen

Không phải tự nhiên mà vải linen nhận được sự đón nhận nồng hậu từ công chúng. Điều đó là nhờ vào chúng tồn tại hàng loạt ưu điểm như:

  • Chất liệu vệ sinh một cách dễ dàng: nguyên nhân là do cấu trúc bền bỉ của chất liệu khó bị biến đổi sau thời gian sử dụng nên không cần phải vệ sinh cầu kì. Bạn có thể dùng máy giặt hoặc giặt vải bằng tay
  • Mình vải mềm mại, thoải mái và dễ chịu trong quá trình sử dụng là điều không thể phủ nhận. Với kết cấu mỏng nhẹ vừa phải cùng với độ rũ tự nhiên. Khi mặc vào sẽ không thấy khô rát khó chịu mà nhẹ nhàng. Đặc biệt, càng giặt vải càng mềm
  • Vải có khả năng thấm hút mồ hôi tốt và thoáng hơi đều: đây là đặc tính được rất nhiều người tiêu dùng yêu thích bởi hạn chế tối đa sự bí nóng trong khi mặc cùng như giặt rất mau khô
  • Vải có tính kháng khuẩn nên khâu bảo quản có phần đơn giản và trong quá trình mặt hạn chế được bụi bám trên vải
  • Mình vải bóng mượt tự nhiên trông rất đẹp. Vải có thể thay đổi màu sắc từ trắng ngà, vàng đến nâu hoặc xám
  • Chất liệu phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng
  • Vải linen có nguồn gốc thiên nhiên, có khả năng tự phân hủy khi không sử dụng nên thân thiện với môi trường cũng như an toàn và dịu nhẹ với làn da kể cả da nhạy cảm nhất

 Nhược điểm của chất liệu vải linen

Nói đến ưu điểm thì không thể không nhắc đến nhược điểm dưới đây:

  • Khả năng đàn hồi của vải không được đánh giá cao, vải không có khả năng co giãn nên dễ nhăn khi mặc
  • Bề mặt vải thường xuất hiện những điểm “slubs” (gút) nhỏ

5 loại vải linen phổ biến nhất hiện nay

Hãy cùng tìm hiểu 5 loại linen phổ biến hiện nay nhé!

Vải linen bột

Vải linen bột có đặc tính mềm, dễ nhũn tuy nhiên khi mặc vào lại đang đến sự thoải mái, dịu nhẹ cho làn da, dễ chịu khi mặc

Chúng được ứng dụng sản xuất những bộ quần áo thời trang, rèm cửa, chăn ga, gối đệm…

Vải linen bột

Vải linen bột

Vải linen ướt

Vải linen ướt thường dùng để may một số món đồ tối giản, không cần cầu kì như rèm cửa

Vải linen tưng

Chất liệu linen tưng có độ mướt cao có khả năng giữ màu vải cực kì lâu và độ bền được đánh giá rất cao

Vải linen tưng màu trắng

Vải linen tưng màu trắng

Vải linen lụa

Nghe tên chúng ta đã phần nào nhìn ra được đặc tính mềm mại, uyển chuyển của chất liệu. Đồng thời chúng rất đa dạng màu sắc

Chúng thường được dùng để may khăn choàng, áo dài cách tân

Vải linen xước

Vải linen xước trên bề mặt có những vết xước rất đặc trưng, mình vải mỏng nhẹ

Chất liệu này thường được dùng để may vest mỏng, quần

Vải linen xước màu hồng ruốc

Vải linen xước màu hồng ruốc

Ứng dụng của vải linen trong các lĩnh vực đời sống

Vải linen thường được dùng để: May các sản phẩm chăn ga, gối nệm, khăn trải bàn, khăn lau, bọc ghế sofa, may một số loại trang phục như: đầm suông, áo sơ mi hay áo dài…

Bảo quản vải linen sao cho đúng đắn nhất

Dù cho chất liệu có bền bỉ nhưng nếu chúng ta không có cách bảo quản tốt sẽ không giữ được lâu, dưới đây là một số nguyên tắc bảo quản vải:

  • Nên phơi khô tự nhiên, hạn chế ủi
  • Nên giặt với nước ấm (dưới 40 độ) hoặc nước lạnh
  • Không dùng các hóa chất tẩy rửa mạnh

 Trên đây là một số những điều cần biết về chất liệu vải linen. Hi vọng những thông tin mà May đồng phục 24h mang lại sẽ hữu ích với bạn!

>>> Xem thêm 1 số loại vải khác thường dùng để làm vải may váy đầm như: vải voan, vải ren, vải lụa, vải đũi, vải gấm, vải chiffon, vải nhung, vải phi bóng 

Comments are closed.