Nội dung
Áo blazer là gì? áo blazer là item không thể thiếu trong tủ đồ của các tín đồ thời trang hiện nay. Đây là mẫu áo thời thượng và linh hoạt dành cho cả nam và nữ. Nó có thể làm trang phục đi làm, cũng có thể làm trang phục đi chơi, dạo phố.
Vậy áo blazer là gì? Áo blazer có những kiểu nào và chất liệu may ra sao? Hãy cùng May Đồng Phục 24h tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
Áo blazer là gì?
Áo blazer là gì? Nó là một loại áo khoác dáng dài, tương tự như áo khoác vest. Tuy nhiên, đường cắt may của chúng hiện đại và phá cách hơn. Mẫu áo này được thiết kế dựa trên áo khoác suit. Nó có thể mặc phối với nhiều kiểu quần áo và trong nhiều hoàn cảnh khác nhau.
Blazer là một loại áo khoác dáng dài, tương tự như áo khoác vest.
Sự ra đời của áo blazer
Áo blazer là một thiết kế hiện đại, nhưng nó đã thịnh hành cách đây khoảng 50 năm. Cụ thể là vào thập niêm 50 -70 của thế kỷ 20 tại các nước châu Mỹ, châu Âu. Tuy nhiên, thời trang là một vòng tuần hoàn. Không có gì ngạc nhiên khi chiếc áo blazer của thế kỷ trước lại trở thành mốt của những năm gần đây.
Nguồn gốc của áo blazer là gì?
Có thể nói, cha đẻ của chiếc áo khác blazer là Carlson. Ông là một thuyền trưởng tham gia giải vô địch chèo thuyền thế giới tại thành phố New York. Trong một bài phát biểu của Câu lạc bộ Nghệ thuật quốc gia, ông đã nói rằng: “Những chiếc áo blazer đầu tiên được mặc bởi những người chèo thuyền tại vùng Oxford và Cambridge”.
Theo lời kể, những người chèo thuyền trong những buổi lạnh giá hay cuộc đua sáng sớm cần một loại trang phục để giữ ấm. Nhưng họ hoàn toàn không có một chiếc áo như vậy. Do đó mà họ đã biến tấu những chiếc áo vest của mình thành những chiếc áo blazer nhưng được thiết kế thoải mái hơn.
Trong bộ môn chèo thuyền, những chiếc blazer ban đầu còn giúp những người quan sát ở bờ phân biệt được các đội chèo thuyền khác nhau. Bởi những chiếc áo đó được thiết kế họa tiết kẻ sọc và màu sắc đặc trưng cho mỗi đội.
Năm 1952, cái tên blazer chính thức xuất hiện. Nó bắt nguồn từ cụm từ Blazing Red trong một bài báo khi nhắc tới chiếc áo khoác đỏ được mặc bởi câu lạc bộ chèo thuyền Cambridge’s Lady Margaret. Từ đó, mẫu áo tránh gió mà các đội chèo thuyền vẫn thường sử dụng gọi là balzer.
Điểm khác biệt giữa áo suit jacket, sport jacket và blazer là gì?
Áo suit, sport và blazer là bộ 3 trang phục “kinh điển”. Tuy nhiên, làm thế nào để phân biệt 3 loại áo này?
Điểm khác biệt giữa áo suit jacket, sport jacket và blazer là gì?
Điểm khác biệt giữa áo suit và balzer là gì?
Dù có nhiều đặc điểm giống nhau nhưng suit và blazer là 2 loại áo hoàn toàn khác nhau. Vậy điểm khác biệt giữa áo suit và blazer là gì?
Đầu tiên là về suit, đã gọi là suit thì thường sẽ có 2 phần là áo và quần. Phần áo có thiết kế tương tự như blazer. Tuy nhiên, cả áo và quần đều phải có màu sắc và chất liệu đồng nhất. Ngoài ra, bạn không thể mặc áo khoác suit cùng với quần jeans hay quần kaki.
Bởi vì nếu áo và quần không cùng một bộ với nhau thì nó không còn là suit nữa. Suit không phải là “áo khoác”, không phải món đồ để mặc theo lớp như blazer và sport jacket. Suit là một bộ đồ gồm 2-piece suit (suit 2 mảnh) hay 3-piece suit (suit 3 mảnh).
Nhưng blazer thì ngược lại, blazer là tên của một loại áo khoác chứ không phải môt set đồ. Việc mặc áo blazer ở trên và mix cùng những loại trang phục khác là điều bình thường. Bạn hoàn toàn có thể mặc blazer với chân váy, với quần tây, quần jean hay bất cứ item nào bạn thích.
Điểm khác biệt giữa áo sport jacket và blazer là gì?
Sport jacket là gì? Blazer là gì? Tại sao chúng lại hay bị nhẫm lẫn với nhau?
Ngoài suit thì áo sport jacket cũng dễ bị nhầm lẫn với áo blazer. Sport jacket là loại áo ra đời để dành cho đàn ông tham gia các hoạt động thể thao. Do đó mà tính chất thoải mái, tiện lợi của chiếc áo này khá giống với áo blazer. Sport jacket cũng khá giống với blazer về tính ứng dụng.
Có nghĩa là bạn cũng có thể mặc jacket với những item khác tùy thích. Sport jacket thường có túi nắp gập hai bên, phom dáng hơi thô. Đặc trưng của loại áo khoác này là có một đai khóa quanh thắt lưng. Đai thắt lưng này có tác dụng nâng cao mức độ thoải mái cho những quý ông chơi môn bắn súng.
Kiểu áo blazer nào đang được ưa chuộng?
Sau khi đã hiểu được blazer là gì thì hãy cùng điểm qua một số mẫu áo được nhiều chị em yêu thích nhé!
Áo blazer được nhiều chị em yêu thích vì sự thoải mái, năng động
- Áo blazer thắt nút là chiếc áo blazer có hai mảnh khác nhau. Sau đó, 2 mảnh của áo này được nối bằng những chiếc khuy cài.
- Áo Tuxedp blazer là một kiểu áo blazer có độ dài trung bình. Một số mẫu thì có dáng và chiều dài ngang bằng với một chiếc váy. Đây là mẫu áo blazer cổ điển rất được nhiều bạn nữ tin dùng.
- Áo blazer da là một item được sử dụng rất phổ biến. Tuy nhiên, không phải chiếc áo blazer da nào cũng giống nhau. Nó thường được thiết kế theo 2 kiểu, một là thanh lịch, một là phá cách.
- Áo blazer xẻ tay là kiểu áo blazer có form bình thường. Điểm đặc biệt của thiết kế này là phần tay áo không được may liền mà xẻ tà ra. Kiểu dáng này tạo nên thiết kế bắt mắt, nhìn giống như một chiếc áo choàng bên ngoài.
- Áo blazer dáng waterfall là kiểu áo không có khuy cài. Nó chỉ dùng để khoác ngoài với cánh mở và không có khuya để cố định 2 vạt áo.
- Áo blazer Peplum là áo có những đường cong ở phần giao giữa hông và eo của người mặc. Mẫu áo này khiến cho cơ thể bạn trở nên mềm mại và uyển chuyển hơn rất nhiều khi diện chúng.
Chất liệu phổ biến của áo blazer là gì?
Không những đa dạng trong thiết kế mà chất liệu của blazer cũng rất phong phú. Vậy loại vải thường được sử dụng để may áo blazer là gì? Thông thường thì có đến 9 loại chất liệu có thể được dùng trong thiết kế mẫu áo này. Bao gồm có: Len hỗn hợp, vải flannel, vải dệt fresco, len cashmere và vải lanh, vải sẹc, vải thô. Trong đó, phổ biến hơn cả là len, vải thô và vải flannel.
Các loại vải thường được dùng để may blazer là gì?
- Len là một chất liệu hoàn toàn tự nhiên nên thường được sử dụng vào mùa đông lạnh. Đây cũng là một loại vải được dệt từ sợi lông của động vật, chủ yếu từ lông cừu. Nhưng cũng có một số nơi sử dụng lông lạc đà, thỏ hoặc dê. Để tiết kiệm chi phí thì người ta cũng dùng phụ phẩm từ vải len.
- Flannel là loại vải được dệt từ các sợi wool có đặc tính mềm mại và nhẹ. Khi sờ đến cuối sợi có cảm giác hơi sờn. Do đó, khi được dùng để may áo blazer, nó không những tạo cho trang phục vẻ đẹp tinh tế mà còn đem đến sự thoải mái, nhẹ nhàng.
- Vải thô là chất liệu có thể dệt được nhiều loại vải nhất. Nó cũng là loại vải được sử dụng nhiều nhất để may áo blazer. Vải thô là loại vải nhân tạo, tỷ lệ sợi PE trong loại vải này khá cao. Tuy nhiên, ưu điểm áo blazer làm từ vải thô là khả năng giữ form áo tốt.
- Ngoài ra, vải Tuytsi và vải kaki chun cũng là 2 sự lựa chọn phổ biến của nhiều người khi may áo blazer.
Cách bảo quản của áo blazer là gì?
Sau đây là những lưu ý về cách bảo quản, sử dụng áo blazer để áo được bền, đẹp lâu dài.
Cách bảo quản, sử dụng áo blazer để áo được bền, đẹp lâu dài.
Lưu ý khi sử dụng áo blazer là gì?
Một chiếc áo được mặc quá thường xuyên sẽ nhanh chóng bị mất dáng. Áo blazer cũng cần có thời gian “nghỉ ngơi”. Vậy cách “nghỉ ngơi” của áo blazer là gì?
- Bạn không nên mặc áo blazer quá 2 ngày và nên có một bộ khác để bạn thay đổi luân phiên. Thời gian chúng được treo trên mắc chính là thời gian “nghỉ ngơi” của trang phục. Nó sẽ giúp trang phục lấy lại được phom dáng như ban đầu.
- Móc treo áo phải có vai tròn và dày để giữ phom dáng cho áo được tốt nhất. Tốt nhất là bạn nên sử dụng móc gỗ.
- Khi treo áo blazer, bạn cũng cần tạo đủ không gian thông thoáng cho chúng. Nên tránh việc áo quần bị dồn vào nhau, làm mất form dáng.
- Khi sử dụng áo, bạn không nên nhồi nhét quá nhiều đồ vào áo. Bởi khi để đồ trong các túi, ngay lập tức các đường viền túi bị căng phồng lên gây mất thẩm mỹ. Ngoài ra, về lâu về dài thì trọng lượng của các món đồ vật này có thể làm áo giãn ra
Lưu ý khi giặt áo blazer là gì?
Một trong những khâu bảo quẩn áo quần quan trọng nhất là giặt giũ. Vậy lưu ý khi giặt áo blazer là gì?
Giặt áo blazer cần cẩn thận để tránh làm hỏng áo
- Bạn nên hạn chế dùng máy giặt để giặt áo blazer. Vì lồng xoay của máy giặt sẽ làm nhàu nát áo, làm hỏng những bộ phận dựng, giữ form áo ở bên trong .
- Áo blazer không nhất thiết phải giặt quá thường xuyên. Bởi nếu giặt thường xuyên mà không biết cách thì chúng cũng rất dễ bị hỏng. Nếu chỉ sử dụng bình thường và áo chưa bám bẩn thì hãy treo chúng lên móc cẩn thận và dùng trong lần tiếp theo.
- Nếu thấy chúng cần mang đi giặt nhưng bạn lại chưa có thời gian giặt ngay lúc đó thì hãy phơi áo lên móc. Sau đó, bạn để ở nơi thoáng khí từ 1 đến 2 ngày sẽ giúp chiếc áo khô ráo, không bị ẩm mốc.
- Nếu quá gấp thì bạn có thể làm sạch nhanh cho áo. Áo blazer cũng sẽ có lúc bị những vết cứng đầu sẽ “đeo bám” lên tay áo. Để tránh việc máy giặt phải quay với tốc độ cao nhất làm áo blazer của bạn nhanh hỏng thì bạn nên làm sạch bằng tay trước khi giặt máy.
Các bước để giặt áo blazer là gì?
Bước 1: Hòa 1 lượng xà phòng vừa đủ với nước vào một chiếc chậu to. Chú ý là bạn không dùng nước nóng quá 70 độ C. Vì nó có thể sẽ làm co các lớp phụ kiện bên trong áo, làm cho áo bị nhăn nheo.
Bước 2: Ngâm áo blazer bẩn vào chậu xà phòng nói trên khoảng 15 phút.
Bước 3: Vậy bước tiếp theo khi giặt blazer là gì? Đó là bạn sẽ dùng 1 chiếc bàn chải lông “thật mềm” để chà nhẹ lên các chỗ bẩn. Thông thường thì phần cổ áo và cổ tay là bẩn nhất. Bạn cũng có thể thay thế bàn chải lông bằng hoăc một tấm vải, khăn mặt để thực hiện bước này.
Bước 4: Bạn tiến hành xả lại bằng nước cho tới khi sạch bọt xà phòng. Chú ý chỉ cầm cổ áo nhấc lên nhấc xuống và thực hiện 3 đến 4 lần cho tới khi nước giũ trong.
Bước 5: Giữ nguyên nước ở áo và treo lên móc để khô tự nhiên. Chú ý là bạn tuyệt đối không được vắt áo để tránh làm mất form.
Bước 6: Sau khi áo khô, áo phải được là bằng bàn là hơi. Khi ủi thì phải có lót một lớp vải mỏng bên trên. Không là trực tiếp nên bề mặt vải vì có thể làm vải bị bóng.
Cách “kéo dài tuổi thọ” cho áo blazer là gì?
Áo blazer thường được may bằng chất liệu cao cấp.
- Để “kéo dài tuổi thọ” cho áo blazer, bạn phải loại bỏ những bụi bẩn, mảnh vụn mắc giữa các khe vải. Cách đơn giản nhất là sử dụng cây lăn bụi hoặc bàn chải mềm để làm sạch. Đặc biệt, với các chiếc áo blazer cao cấp làm từ len hay bông chất lượng cao thì cách này sẽ giúp bảo vệ các sợi tự nhiên.
- Tuyệt đối không dùng bàn chải thông thường, tức là bàn chải lông cứng để giặt áo. Vì bàn chải lông cứng sẽ làm xước vải, gây xù lông, hay làm phai màu áo.
- Nên hạn chế giặt khô vì nó có thể làm giảm tuổi thọ của những chiếc áo blazer. Bạn là chỉ nên giặt khô khi trên áo của bạn xuất hiện những vết bẩn khó làm sạch. Để chắn chắn hơn thì bạn có thể kiểm tra tem giá của sản phẩm.
- Bạn nên “check” xem nhà sản xuất có khuyến khích bạn giặt khô chiếc áo này hay không. Nếu nhãn hàng cho phép giặt thì việc này không quá ảnh hưởng đến chất lượng áo và bạn có thể thực hiện.
- Bạn có thể thay bàn chải thành một chiếc khăn bông. Sau đó, bạn làm ẩm khăn bông rồi đặt lên bề mặt của áo và dùng bàn là ủi qua. Bụi bẩn sẽ theo hơi nước bốc lên, bám vào chiếc khăn. Từ đó mà chiếc áo blazer của bạn sẽ luôn sạch sẽ.
Với những thông tin trên đây thì chắc hẳn bạn đã nắm rõ được blazer là gì rồi phải không nào? Chất liệu áo blazer thường là những loại vải có độ bền, độ dày khá tốt. Tuy nhiên, bạn cũng phải lưu ý thật nhiều trong cách bảo quản để tránh việc áo bị mất form và xù lông. May đồng phục 24h hẹn gặp lại bạn đọc vào những bài viết tiếp theo để tiếp tục tìm hiểu về những mẫu áo, quần thời trang đang hot hiện nay nhé.
>>> Xem thêm: đồng phục vest, cách may vest,