Top10 Cách Bảo Quản Áo Thun Không Bị Ra Màu

Nguyễn Văn Hoan
30/10/2024
735 lượt xem

Bạn chắc chắn cách bảo quản áo thun trong và sau khi giặt của mình hiện tại đã đúng chuẩn. Nhưng sự thật bạn lại thấy chiếc áo thun của mình bị chảy xệ kèm theo phai màu, lem nhem màu chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng. Điều này có thể là dấu hiệu cho thấy cách giặt và bảo quản áo phông của bạn chưa chính xác. Chính vì vậy bạn nên bỏ túi bí kíp thần kỳ giúp bảo quản áo phông không ra màu mà Đồng phục 24h chia sẻ dưới đây.

Bảo quản áo thun trong khi giặt

Nếu bạn nhận thấy chiếc áo thun của mình đã bắt đầu biến dạng hoặc lem màu khi mới mặc được vài lần thì chứng tỏ phương pháp bảo quản áo thun bạn đang áp dụng chưa thực sự chuẩn xác. Và cần đổi cách khác để áo không lem màu và giữ được dáng áo “như phút ban đầu” mới mua. Bạn có thể tham khảo một vài kinh nghiệm dưới đây:

Bảo quản áo thun – Bạn nên đọc kỹ các hướng dẫn sử dụng áo thun

Thói quen của không ít người là giặt áo mới trước khi sử dụng nhằm loại bỏ bụi trên bề mặt vải và nhiều thứ khác trên áo để mặc yên tâm hơn khi mặc. Nhưng nếu trong lần đầu giặt áo mà bạn không biết cách thì có thể khiến chiếc áo mới bị lem màu, chưa mặc lần nào mà đã trông như áo cũ. 

Thế nên kinh nghiệm bảo quản áo thun đầu tiên mà Đồng phục 24h muốn bạn ghi nhớ đó là: hãy đọc kỹ các hướng dẫn của nhà sản xuất về việc giặt và bảo quản áo phông. Về cơ bản tất cả các nhà sản xuất áo thun trơn hoặc in hình hiện nay đều có chú thích hướng dẫn sử dụng bao gồm cách giặt áo – thời gian giặt áo lần đầu kèm theo cách bảo quản chi tiết. 

Theo đó, trước khi mang đi giặt, bạn hãy lướt qua phần hướng dẫn được in ngay trên bao bì sản phẩm hoặc in trên mác áo. Và hãy cố gắng thực hiện theo các khuyến cáo của nhà sản xuất để bảo quản áo thun, giúp chiếc áo thun luôn bền màu và dù dùng bao lâu màu sắc của áo vẫn giữ được như lúc ban đầu. 

Ngâm áo thun bằng giấm, phèn chua hoặc chanh để giữ màu áo tốt hơn 

Việc ngâm áo thun vào giấm/phèn chua/chanh khi mới mua hoặc mới may xong là cách bảo quản áo thun đơn giản, giúp chiếc áo thun và áo đồng phục không bị phai màu. Bí quyết giữ màu áo thun này đã được rất nhiều người áp dụng nhưng không phải ai cũng biết. 

Cách thực hiện như sau:

  •  Bước 1: Bạn pha 500ml – 1 lít nước với 1 thìa canh phèn chua (nếu dùng dấm thì pha 2 – 3 thìa còn dùng chanh bạn vắt lấy nước của 1 quả chanh tươi ).
  • Bước 2: Khuấy đều nước để hòa tan các chất tạo thành dung dịch. Bạn cho áo thun, áo thun đồng phục mới vào chậu dung dịch trên ngâm 1 – 2 tiếng. Bạn có thể trở mặt áo trong thời gian ngâm nếu muốn
  • Bước 3: Kết thúc thời gian ngâm, bạn vớt áo thun ra khỏi dung dịch và đem đi giặt lại với nước rồi đem phơi khô.

Bạn có thể yên tâm rằng dù chanh, giấm hay phèn chua đều chứa axit có tác dụng khử. Nhưng cả 3 đều chỉ khử khuẩn hoặc khử các tạp chất trong màu nhuộm chứ không hề khử màu in trên áo. 

Hơn nữa, đây đều là các nguyên liệu tự nhiên nên bảo quản áo thun bằng cách này chắc chắn không hề gây hại cho áo cũng như người mặc. 

Bảo quản áo thun – Bạn nên giặt áo thun bằng tay

Vì công việc hàng ngày quá bận rộn nên không mấy ai giặt quần áo bằng tay mà chọn cách giặt máy. Nhưng bạn có biết: 

  • Áo thun hay đồng phục áo thun được may bằng các chất liệu vải thun co giãn 2 chiều/4 chiều càng giặt máy càng khiến màu áo bay nhanh?
  • Và chiếc áo giãn ra làm mất form dáng áo ban đầu khiến bạn mặc sẽ bị xấu?

Đúng thật là vậy. Thế nên Đồng phục 24h hi vọng khi bạn thực sự muốn bảo quản áo thun thì hãy giặt áo thun hoặc áo thun đồng phục bằng tay thay vì giặt máy. Đây là cách giặt áo không bị ra màu không quá khó để thực hiện. Và khi bạn làm được điều này bạn sẽ chẳng còn lo chiếc áo thun bị phai màu nhanh và dáng áo bị biến dạng nữa.

Bảo quản áo thun tốt – Bạn hãy tách riêng áo thun khi giặt

Nhằm tiết kiệm chi phí điện nước mỗi khi giặt đồ, nhiều người thường cho tất cả quần áo vào máy, kể cả áo thun để giặt một lần là xong hết. Tuy nhiên, việc không tách riêng áo thun, nhất là áo thun đồng phục có màu trắng trước khi giặt khiến không ít người nhận “trái đắng”. 

Bởi chiếc áo thun của bạn sẽ bị lẫn màu từ các loại quần áo màu khác khiến chiếc áo lúc này như “một bảng màu vẽ hỗn độn”. Bạn liệu có còn tự tin diện “em nó” đi làm, đi chơi hay gặp gỡ mọi người. 

Chính vì điều này, Đồng phục 24h khuyên bạn nếu muốn bảo quản áo thun tốt thì nên tách riêng áo thun với các loại trang phục khác khi giặt. Thậm chí dù cùng là áo thun nhưng với áo thun màu trắng bạn cũng cần giặt riêng. 

Nếu giặt chung áo thun trắng với áo thun màu khác, rất có thể bạn sẽ phải bỏ chiếc áo thun trắng đó vào sọt rác đấy nhé! Và đây chính là cách giặt áo không bị ra màu mà bạn nên ghi nhớ. 

Không sử dụng bột giặt khi giặt áo thun mới

Không ít người trực tiếp giặt áo thun với xà phòng ngay trong lần đầu giặt áo.  Mà không hề biết rằng bột giặt chứa rất nhiều hoạt chất tẩy rửa mạnh có thể phá hủy cấu trúc của màu nhuộm, làm lem mờ màu in trên áo. 

Do đó, cách giặt áo không bị ra màu mà bạn nên áp dụng là: hãy thay đổi thói quen giặt áo thun mới với bột giặt bằng việc ngâm áo với phèn chua, giấm hoặc chanh, sau đó giặt sạch lại với nước và đem phơi khô. Như vậy áo thun không những không bị lem màu mà còn rất khó phai màu về sau. 

Bảo quản áo thun – Bạn chỉ nên giặt và phơi áo thun ở mặt trái

Để tránh tình trạng bong tróc hình ảnh và áo bị bay màu nhanh thì bạn hãy lộn trái áo thun khi giặt và cả khi phơi. Với các loại trang phục khác bạn cũng làm như vậy. Đây là cách giặt áo không bị ra màu và cách giữ màu quần áo đơn giản nhưng hiệu quả nhất mà ai cũng làm được. 

Bảo quản áo thun – Bạn không nên phơi áo thun ngoài nắng gắt

Ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào mặt phải của áo thun có thể khiến các hình ảnh và màu sắc in trên áo bị phai mờ một cách nhanh chóng. Do đó, ngoài việc lộn trái áo khi giặt thì khi phơi, bạn hãy treo áo thun vào nơi thoáng gió, râm mát để áo khô từ từ. 

Không nên dùng thuốc tẩy trừ trường hợp không co cách nào tẩy vết bẩn

Không dùng thuốc tẩy áo – Ai cũng biết thuốc tẩy là thứ cần tránh xa nếu không muốn áo thun và các trang phục khác bị mất màu chỉ trong chớp mắt. Thế nên để bảo quản áo thun – với các vết bẩn dễ giặt sạch, bạn hãy cố gắng loại bỏ chúng bằng bột giặt. 

Trừ trường hợp vết bẩn quá “lì” thì hãy dùng thuốc tẩy áo. Nhưng cách giặt áo không bị ra màu với thuốc tẩy là: bạn đừng đổ trực tiếp thuốc tẩy vào phần áo có in hình mà chỉ đổ thuốc tẩy lên đúng vị trí áo bị dính bẩn. 

Ngoài những kinh nghiệm trên thì còn vài lưu ý nho nhỏ cho bạn khi giặt áo thun, áo thun đồng phục như sau:

  • Nước dùng để giặt áo thun chỉ nên là nước lạnh hoặc hơi ấm. Để bảo quản áo thun thì tuyệt đối bạn không được giặt áo bằng nước nóng vì có thể khiến vải áo thun giãn nở quá độ và nhanh bục sợi vải hơn.
  • Bạn không nên ngâm áo thun trong xà phòng quá lâu vì hoạt chất tẩy rửa mạnh trong bột giặt chỉ khiến áo thun của bạn phai màu nhanh hơn.
  • Bên cạnh việc hạn chế dùng thuốc tẩy thì bạn cũng không nên sử dụng bàn chải, chà mạnh vào áo thun, nhất là phần áo có in hình ảnh, thông điệp
  • Bảo quản áo thun bạn không nên dùng sức tay vặn áo theo kiểu vặn thừng trước khi phơi. Mà thay vào đó, chỉ cầm chắc vào phần vai áo, vẩy thật mạnh 2 cái là lượng nước trên áo thun cũng được loại bỏ phần lớn. 
  • Với các loại áo thun, áo thun đồng phục có nhiều hình in hoặc in cả mặt trước và sau lưng thì khi phơi, bạn không nên gập 2 mặt in hình vào nhau. Làm vậy để tránh màu in phía trước và phía sau phai ra và ngấm lẫn lộn vào nhau. 
  • Nếu phơi áo thun bằng móc, bạn đưa móc từ phía gấu áo lên trên cổ. Làm vậy sẽ giúp hạn chế được tình trạng gião giãn ở cổ, vai của áo thun. Và để bảo quản áo thun và giữ dáng áo thun tốt nhất, bạn nên dùng kẹp phơi đồ hơn kẹp ngang vào 2 bên vai áo hơn là dùng móc treo. 

Trên đây là loạt kinh nghiệm bảo quản áo thun trong khi giặt và phơi. Vậy sau khi giặt có nên là phẳng áo thun ở nhiệt độ cao? Và bảo quản áo phông sau khi giặt như thế nào để bảo đảm áo luôn như mới dù đã qua một thời gian sử dụng?

Bảo quản áo thun sau khi giặt

Sau khi giặt áo và phơi áo khô như đã hướng dẫn ở trên, tiếp theo sẽ là các bước bảo quản áo thun để áo bền màu và bền bỉ. 

Không nên ủi là áo thun ở nhiệt độ cao

Việc ủi là áo thun ở nhiệt độ cao có thể khiến sợi vải bị giãn nở khiến áo thun nhanh hỏng. Do đó, nếu bạn muốn làm phẳng áo thun và bảo quản áo thun không bị mất màu, cách ủi áo thun đúng chuẩn là: hãy kiên trì là ủi áo ở nhiệt độ thấp. 

Và chú ý trước khi áp dụng cách ủi áo thun ở trên, bạn hãy lộn trái áo để là và không nên là trực tiếp lên các hình ảnh có nhiều màu sắc in trên áo.

Áo sau khi mặc thấm mồ hôi nên giặt ngay, tránh để lâu ngày sẽ thành vết ố khó tẩy

Để bảo quản áo thun, áo không hình thành những chấm đen liti trên ngực và lưng áo, phần nách áo không xuất hiện các vết ố khó tẩy thì sau khi mặc áo thun đã thấm mồ hôi, bạn hãy giặt ngay. 

Hoặc bạn có thể đem ngâm áo thun vào chậu nước nếu chưa thể giặt luôn lúc đó vì bận một công việc khác. Tuy nhiên hãy cố gắng giặt áo thun đã thấm mồ hôi càng sớm càng tốt. 

Ngoài ra, bạn hãy bảo quản áo thun ở những nơi thoáng khí, tránh xa các vị trí được cho là ẩm thấp. Vì áo thun rất dễ hút ẩm, nếu không biết mà cứ để vậy, trên thân áo thun chắc chắn sẽ có nấm mốc hoặc vết ố, vết loang phá hỏng vẻ đẹp của chiếc áo.

Trên đây là toàn bộ phương pháp bảo quản áo thun từ thời điểm mới mua về hoặc mới may cho đến quá trình sau khi sử dụng. Nếu bạn muốn chiếc áo thun của mình luôn đẹp, sắc nét “như phút ban đầu” thì hãy ghi nhớ và làm theo những lời khuyên của Đồng phục 24h trên đây.  

Tuy nhiên điều kiện tiên quyết để bảo quản áo thun, đảm bảo áo không dễ bị bay màu hoặc lem nhòe màu lại nằm ở cách phối màu trên áo thun và chất liệu vải may. Thế nhưng cả 2 yếu tố này lại đều do đơn vị may áo thun và áo thun đồng phục quyết định.

Chính vì vậy, Đồng phục 24h hướng dẫn bạn cách màu phối tương phản trên áo thun để đảm bảo áo không dễ bị lem màu. Kèm theo đó là cách lựa chọn các loại vải chống bay màu và địa chỉ may áo thun uy tín nhất. Mời tham khảo!

Lưu ý khi lựa chọn màu phối tương phản trên áo để áo không bị lem màu

Để bảo quản áo thun, may áo thun đồng phục đẹp không bị lem màu thì khi lựa chọn màu phối tương phản trên áo, bạn cần chú ý 2 điều:

Kiểm tra vải chính xem có ra màu không

Áo thun hay áo thun đồng phục thường được in ấn các hình ảnh, logo, slogan hay thông điệp nào đó với nhiều màu sắc khác nhau. Và phương pháp phối màu tương phản trên áo thun là cách được sử dụng rộng rãi trong ngành may đồng phục.

Trên bánh xe màu sắc của bảng màu, các cặp màu nằm đối xứng với nhau chính là cặp màu tương phản. Và chúng sẽ được lựa chọn để phối với nhau trên áo thun hay áo thun đồng phục nhằm tạo ấn tượng và nét độc đáo cho trang phục. 

Và khi phối màu tương phản trên áo đơn vị thiết kế sẽ tiến hành lựa chọn vải, chọn tone màu chính và tone phụ (màu phối) để làm nổi bật cho chiếc áo. Tuy nhiên việc chọn các tone màu tương phản in trên áo thun phải đảm bảo màu chính, màu phụ không bị hòa lẫn hoặc loang ra vải. Theo đó, trước khi tiến hành may, việc kiểm tra vải chính xem có ra màu hay không là điều cần phải thực hiện. 

Kiểm tra vải phối xem có ra màu không

Sau khi đã chắc chắn vải chính không bị lem màu thì việc tiếp theo không thể bỏ qua đó là kiểm tra vải phối xem có ra màu không. Tránh tình trạng vải chính không bị lem màu nhưng lại bị màu phụ trên vải phối loang ra ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng của chiếc áo thun.

Và cách để kiểm tra vải chính, vải phối có ra màu hay không rất đơn giản. Có thể sử dụng dung môi nhỏ vài giọt lên phần vải cần kiểm tra, sau đó dùng khăn giấy thấm vào vị trí vừa nhỏ dung môi. Nếu khăn giấy có màu phai ra thì tức là vải đó bị ra màu. 

Ngoài ra, nếu không có sẵn dung môi thì bạn chỉ cần thấm ướt một phần của mảnh vải, đặt lên trên tờ giấy ăn và tiến hành là nóng phần vải cần kiểm tra. Nếu không thấy màu bị thôi ra tấm khăn giấy thì vải chính/ vải phụ đó không bị ra màu.

Và nếu bạn không thể tự mình kiểm tra vải chính, vải phụ có bị loang màu không, ngại phải thực hiện các cách bảo quản áo thun ở trên thì hãy chọn đơn vị may áo thun uy tín để được cung cấp chất liệu vải tốt không ra màu ngay từ khi đặt may sản phẩm. Vậy làm sao để biết một đơn vị may áo thun thực sự uy tín hay chỉ là lời quảng cáo?

Nên chọn đơn vị may áo thun uy tín để được chất liệu vải tốt không ra màu

Như đã chia sẻ ở trên, không phải ai cũng tự mình kiểm tra được vải chính, vải phối có bị loang màu không. Thế nên cách thông minh hơn đó là: Chọn đơn vị may áo thun, áo thun đồng phục đáng tin cậy để được dùng chất liệu vải tốt không ra màu. 

Hơn nữa, chọn được địa chỉ may áo thun uy tín, bạn còn đỡ phải chăm chăm thực hiện các phương pháp bảo quản áo thun được liệt kê ở trên. Và cách để bạn kiểm nghiệm độ uy tín của một đơn vị may áo thun có rất nhiều. Bạn có thể thử áp dụng một trong những cách dưới đây hoặc kết hợp tất cả cho chắc ăn:

  • Bạn trò chuyện với nhân viên bộ phận tư vấn khách hàng của đơn vị may áo thun mà bạn muốn kiểm tra độ uy tín. Cố gắng đưa ra nhiều câu hỏi để đánh giá khả năng của tư vấn viên. Từ đó, bạn đánh giá được doanh nghiệp may đó có chuyên nghiệp hay không.
  • Bạn kiểm tra các thông tin về đơn vị may bao gồm: địa chỉ có thật hay không, có đăng ký kinh doanh, có mã số thuế, có website chính thống hay web giả,…Trên web có để số hotline, địa chỉ trụ sở, email, fanpage (nếu có) đầy đủ không.
  • Bạn thử đưa ra yêu cầu đặt may của mình để xem đơn vị may có thể cho bạn một báo giá tốt nhất. Bạn đánh giá độ uy tín của đơn vị đó thông qua báo giá có tỉ lệ thuận với chất lượng vải, kỹ thuật may, màu in, công nghệ in,…
  • Bạn có được cung cấp catalogue mẫu áo thun, mẫu áo đồng phục tương tự như yêu cầu đặt may. Có được cung cấp hợp đồng rõ ràng kèm theo các chế độ bảo hành, dịch vụ hậu mãi khách hàng hay không.
  • Bạn kiểm tra cơ sở vật chất của đơn vị nhận may đó xem có xưởng may, máy móc trang thiết bị phục vụ việc may mặc, in ấn,…có đầy đủ không. Nhân công có lành nghề không,…

Từ tất cả những yếu tố này bạn sẽ đánh giá được một đơn vị may áo thun, áo thun đồng phục nào đó có thực sự uy tín hay là không. Và khi đã chọn được địa chỉ may áo thun đáng tin cậy thì bạn lo gì không được cung cấp các chất liệu vải tốt chống ra màu. 

Tuy nhiên Đồng phục 24h bật mí thêm cho bạn một giải pháp giữ màu áo thun – bảo quản áo thun tốt nhất đó là: chọn vải cầm màu để may áo thun nếu có thể. Và nếu bạn đang tò mò về vải cầm màu thì tiếp tục cùng Đồng phục 24h khám phá nhé!

Nên chọn vải cầm màu cho áo thun nếu có thể cho áo

Vải cầm màu là gì? Ưu, nhược điểm của chất liệu vải “nghe lạ tai” này cụ thể như thế nào? Và vì sao nên lựa chọn vải cầm màu cho áo thun nếu có thể sẽ được Đồng phục 24h chia sẻ đến bạn đọc ngay sau đây.

Ưu điểm của vải cầm màu

Vải thun cầm màu là chất liệu vải đã được các cơ sở sản xuất vải xử lý cẩn thận với hóa chất cầm màu. Nhờ vậy, các loại trang phục được may từ chất liệu vải cẩm màu kết hợp cùng chỉ cầm màu sẽ không bị phai màu, loang, nhòe màu khi giặt áo với bột giặt hoặc thuốc tẩy. 

Ưu điểm của vải cầm màu có rất nhiều và nổi bật nhất chính là khả năng chống ra màu dù giặt với xà phòng hay các chất tẩy rửa khác. Đặc biệt, khi giặt áo quần làm từ vải cầm màu bạn không lo màu từ trang phục khác ngấm sang và ngược lại.

Hơn nữa, dùng vải cầm màu để đặt may áo thun, áo thun đồng phục bạn có thể tạo ra những chiếc áo độc lạ với vô vàn màu sắc. Sức sáng tạo và ý tưởng thiết kế trên áo thun may bằng vải cầm màu sẽ không bao giờ bị giới hạn.

Và có một điều mà mọi khách hàng đều hài lòng khi dùng áo thun, áo thun đồng phục được may từ vải cẩm màu là: độ bền màu và bền bỉ của áo thực sự đáng nể. Dù là dùng trong bao lâu và không cần đến các bí quyết bảo quản áo thun kể trên thì màu áo vẫn gần như nguyên vẹn.

Nhất là những chiếc áo thun có màu xám thì không ai biết thực tế chiếc áo thun đó đã được dùng trong bao lâu. Vì khả năng giữ màu của vải cầm màu quá tốt. Tuy nhiên, vải cầm màu vẫn tồn tại nhược điểm. Vậy nhược điểm đó là gì?

Nhược điểm của vải cầm màu

Nhược điểm duy nhất của vải cầm màu là có giá thành cao kéo theo các loại trang phục được may từ chất liệu vải này cũng cao. 

Giá của vải cầm màu cao là vì bên cạnh việc nhuộm vải thì còn phải xử lý thêm hóa chất cầm màu và quy trình kiểm tra thành phẩm kỹ lưỡng. Do quá trình tạo ra vải cầm màu khá công phu, cần nhiều thời gian để tạo thành phẩm nên giá bán cao cũng là điều dễ hiểu.

Vậy vì sao Đồng phục 24h vẫn khẳng định các cá nhân, doanh nghiệp nên chọn vải cầm màu nếu đặt may áo thun, áo thun đồng phục?

Vì sao nên lựa chọn vải cầm màu cho áo thun nếu có thể?

Đa số các đơn vị sản xuất áo thun và áo thun đồng phục hiện nay chủ yếu giới thiệu đến khách hàng các dòng vải thun có phai màu nhưng ít như: cotton 100%, thun cá sấu, cotton pha 65/35 nhằm giúp các doanh nghiệp/hội – nhóm – lớp đặt may áo đồng phục tối ưu chi phí.

Đó là vì đơn giá áo thun, áo thun đồng phục được sản xuất từ các chất liệu vải kể trên rẻ hơn khá nhiều so với việc dùng vải cầm màu để may. Thế nhưng đây cũng chỉ là cái lợi nhỏ trước mắt. 

Vì tuy giá áo thun may từ vải cầm màu có nhỉnh hơn đôi ba phần so với may từ vải không cầm màu nhưng nếu xét trên nhiều khía cạnh khác như: độ bền màu, bền bỉ của sản phẩm thì may đồng phục áo thun từ vải cầm màu lại là giải pháp tiết kiệm chi phí hơn hẳn. 

Hơn nữa hiện nay trên thị trường đã có không ít doanh nghiệp sản xuất và cung cấp vải thun cầm màu nên giá thành của vải cầm màu đã có phần giảm đáng kể. Nhờ vậy đơn giá áo quần may từ chất liệu vải này cũng đã hợp lý hơn nhiều. 

Xem thêm:

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Xưởng May Đồng Phục 24H

Địa chỉ: 276 Trần Thị Cờ, Tân Thới An, Quận 12

Website : maydongphuc24h.vn

Điện thoại: 0974 498 600 – Mr. Tiến

Email: maydongphuc24hh@gmail.com

Fanpage : Fanpage May Đồng Phục 24H

Bình Chọn